Mô tả công việc của trưởng phòng Marketing đầy đủ và chi tiết nhất

Một trong những vị trí công việc sáng giá nhất đối với ngành nghề Marketing chính là trưởng phòng. Với vai trò chính nhằm dẫn dắt bộ phận Marketing hoàn thành xuất sắc công việc. Trưởng phòng sẽ là người nghiên cứu, đánh giá, quản lý chiến dịch quảng bá thương hiệu. Bài viết dưới đây mô tả công việc của trưởng phòng Marketing một cách tường tận nhất. Mời các bạn cùng theo dõi để tích lũy kiến thức hữu ích phục vụ nghề nghiệp trong tương lai. 

Trưởng phòng Marketing làm gì?

Marketing được xem như một bộ phận không thể thiếu trong mỗi công ty. Người lãnh đạo trực tiếp  phòng Marketing chính là trưởng phòng. Vậy trưởng phòng Marketing làm gì? Công việc chủ yếu của trưởng bộ phận này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong phần dưới đây.

Trưởng phòng Marketing làm gì
Trưởng phòng Marketing làm gì

Dễ dàng nhận thấy, trưởng phòng là nhân sự cao cấp trong bộ phận Marketing. Họ đảm nhận việc theo dõi tổng quát các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi cùng phân phối sản phẩm. Đồng thời đây cũng là người nghiên cứu để lập ra chiến lược mục tiêu cũng như điều hành toàn bộ hoạt động của phòng ban này.

Thêm vào đó, trưởng phòng Marketing còn có quyền đưa ra quyết định ngân sách, quản lý và phân công nhân viên trong bộ phận của mình. Các việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên của bộ phận cũng nằm trong mô tả công việc của trưởng phòng Marketing.

Có thể ví trưởng phòng Marketing như truyền trưởng của một con tàu bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ cầm lái, dẫn dắt và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động liên quan đến quảng bá, quảng cáo sản phẩm thương hiệu của công ty.

⇒ Có thề bạn quan tâm:

Marketing Research là gì?

Network marketing là gì? Các mô hình hoạt động trong network marketing

Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng marketing

Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng marketing
Chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng marketing

Thực tế cho thấy mỗi công ty hay doanh nghiệp sẽ có các yêu cầu công việc khác nhau cho vị trí trưởng phòng Marketing. Nhưng nhìn chung mô tả công việc của trưởng phòng Marketing đều bao gồm một số chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau.

Xây dựng quy trình quản trị Marketing cho doanh nghiệp

Thật ra, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần phải có quy trình vận hành công việc riêng cho mình. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà mỗi trưởng phòng Marketing cần thực hiện chính là xây dựng một quy trình làm việc riêng ở bộ phận mình quản lí. 

Đây chính là “kim chỉ nang” chung từ đầu đến cuối không thể thiếu trong mô tả công việc của trưởng phòng Marketing. Quy trình đó gồm những nội dung:

  • Mục đích marketing hay cái đích cần đạt được của hoạt động.
  • Mục tiêu marketing của doanh nghiệp. 
  • Chiến lược marketing để đạt được mục tiêu đó.
  • Chiến thuật nhỏ hơn để thực hiện chiến lược.
  • Thực hiện và kiểm soát các hoạt động trong chiến thuật.
  • Thống kê đo lường, phân tích hiệu quả và báo cáo lên cấp trên.

Một quy trình rõ ràng trong từng giai đoạn sẽ giúp công việc triển khai, theo dõi thực hiện và đánh giá hoạt động được hiệu quả hơn. Nhờ đó, người trưởng phòng dễ dàng quản lý từ khâu xác định mục tiêu đến khâu lên chiến lược, chiến thuật marketing cho từng sản phẩm.

Quản trị thương hiệu doanh nghiệp

Thương hiệu được biết đến là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cho sự phát triển của doanh nghiệp. Quản trị thương hiệu thuộc phần chiến thuật nhỏ hơn trong tổng thể chiến lược marketing.

Vậy làm thế nào để thương hiệu doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường? Việc tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chính là một phần chính trong chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng Marketing. 

Theo đó, trưởng phòng Marketing phải là người đưa ra những chiến lược phát triển thương hiệu, kế hoạch quảng cáo hay chiến dịch khuyến mãi… Tất cả chúng đều phục vụ cho mục đích xây dựng và phát triển thương hiệu. Từ đó tạo chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng của mỗi doanh nghiệp.

Thống kê và đánh giá hiệu quả marketing

Một trong những mô tả công việc trưởng phòng Marketing khó có thể bỏ qua đó là nâng cao hiệu quả công việc bộ phận marketing. Mà phần lớn kết quả của việc làm này thường được thể hiện trực tiếp bằng những con số cụ thể như: lượng đơn bán, doanh số, khách hàng mới, khách hàng cũ, …

Vì thế, trưởng phòng marketing cần có kỹ năng phải thu thập, thống kê thông tin khách quan nhất về hiệu quả của mỗi chiến dịch. Rồi qua đó rút ra được những điều đã làm được, điều gì làm chưa tốt và cần thay đổi để mang lại thành quả tốt hơn cho những chiến dịch sau.

Một số nhiệm vụ thường nhật khác

Ngoài việc thực hiện công việc của một nhà quản trị marketing. Người trưởng phòng còn cần phải xử lý một số công việc thường ngày như sau:

  • Nghiên cứu, phân tích dữ liệu bán hàng để phát triển thị trường mới cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tham dự các buổi hội thảo, đào tạo nhằm cập nhật kiến thức ngành nghề mới và truyền tải đến nhân viên cấp dưới.
  • Phát triển kênh phân phối sản phẩm đa dạng hình thức online hoặc offline. Hỗ trợ đội ngũ nhân viên xúc tiến bán hàng
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thu thập, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của khách hàng để thiết kế sản phẩm mới
  • Phối hợp với các phòng ban, bộ phận liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao độ nhận diện thương hiệu tới khách hàng và đối tác.

Yêu cầu trình độ chuyên môn

Từ mô tả công việc của trưởng phòng Marketing trên đây, có thể nhận thấy khối lượng việc làm từ vị trí này rất rộng và không đơn giản. Chính vì thế, yêu cầu đối với người trưởng phòng cũng rất cao nhất là về lĩnh vực trình độ chuyên môn. 

Yêu cầu đầu tiên về trình độ chuyên môn của trưởng phòng marketing đó là cần có kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực. Bởi để quản lý hiệu quả thì người trưởng phòng phải có lượng hiểu biết nhất định về: quản trị, nhận sự, tài chính, vận tải, dòng sản phẩm, đối thủ, xu hướng tiêu dùng, … Có như vậy, bạn mới có thể định hướng cho tất cả hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vị trí trưởng phòng marketing có yêu cầu tối thiểu là phải tốt nghiệp Đại học ngành Marketing.  Hoặc nếu bạn có bằng tốt nghiệp quản trị kinh doanh, truyền thông và các ngành liên quan khác đều có thể ứng tuyển được cho vị trí việc làm này.

Ngoài ra, trưởng phòng Marketing cũng là người điều phối, thúc đẩy các hoạt động trong bộ phận. Vì vậy, yêu cầu về khả năng giao tiếp, động viên khen thưởng tốt vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc, điều hành hoạt động của cả phòng.

Bên cạnh đó, sự tư duy sáng tạo tổng hợp xử lý thông tin nhanh chóng cũng là những kỹ năng không thể thiếu của mỗi người trưởng phòng Marketing. Chính điều này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc theo hướng tích cực nhất.

Những kỹ năng cần có ở trưởng phòng Marketing

Marketing thực sự là ngành nghề có tiềm năng phát triển cực tốt trong tương lai. Đặc biệt với vị trí trưởng phòng có mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc năng động. Để trở thành trưởng phòng chuyên nghiệp thì ứng viên cần trang bị những kỹ năng gì? 

Những kỹ năng cần có ở trưởng phòng Marketing
Những kỹ năng cần có ở trưởng phòng Marketing
  • Kỹ năng giao tiếp khôn khéo

Mô tả công việc của trưởng phòng Marketing gắn liền cùng hoạt động truyền thông sản phẩm, dịch vụ. Bởi vậy mà họ cần sở hữu khả năng giao tiếp truyền cảm và linh hoạt với mọi người xung quanh. Trưởng phòng không trực tiếp “bắt tay” thực hiện chiến dịch quảng cáo bởi đó là nhiệm vụ của nhân viên Marketing. Trách nhiệm chính của trưởng phòng là điều phối và giám sát tiến trình công việc cấp dưới. 

Kỹ năng giao tiếp khôn khéo là bí quyết giúp trưởng phòng khích lệ nhân viên hoàn thành công việc hoàn hảo. Bên cạnh đó thì họ còn là “đại sứ” lan tỏa thông chiến dịch quảng cáo thương hiệu đến khách hàng. Khi người tiêu dùng cảm nhận lời lẽ tế nhị, thấu đáo sẽ có xu hướng ưu ái lựa chọn doanh nghiệp. Chiến thuật kể chuyện “chạm” đến trái tim khách hàng chính là bí quyết để trưởng phòng nâng cao doanh số. 

  • Kỹ năng đàm phán linh hoạt

Trong công ty thì bộ phận Marketing thường làm việc cùng bộ phận Kinh doanh. Do đó mà trưởng phòng Marketing thường phải tham gia các cuộc họp bàn công việc nội bộ. Kỹ năng đàm phán được vận dụng trong trường hợp này để trưởng phòng nói lên quan điểm ý tưởng của nhóm Marketing. Cách thuyết phục bằng lý lẻ  đàm phán thấu đáo thể hiện trình độ và bản lĩnh của người đứng đầu. 

Trưởng phòng Marketing còn có nhiệm vụ thương thảo cùng đối tác hoặc khách hàng để ký hợp đồng. Thông qua tài năng đàm phán giúp họ nhanh chóng thuyết phục khách hàng tin tưởng doanh nghiệp. Bản lĩnh đàm phán là công cụ nhạy bén giúp chúng ta hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của trưởng phòng Marketing. 

  • Kỹ năng quản trị và phân bổ công việc

Trưởng phòng Marketing đảm đương nhiệm vụ kết nối nhân viên và giám đốc Marketing. Các hoạt động chính gồm có sắp xếp công việc, đánh giá hiệu quả, khen thưởng hoặc đưa ra lời khuyên cho cấp dưới. Đứng trên vị trí quản lý thì trưởng phòng Marketing buộc phải thành thạo các kỹ năng này. 

Vấn đề quản trị một nhóm nhân viên không hề đơn giản. Đặc biệt với tính chất nghề nghiệp Marketing sôi động ít áp đặt nguyên tắc, khuôn khổ công việc. Người đứng đầu cần có biện pháp thúc đẩy ý chí và trách nhiệm là việc của nhân viên. Phân bổ tần suất công việc công tâm, phù hợp sẽ giúp bạn được nhiều đồng nghiệp kính trọng. 

  • Kỹ năng tư duy sáng tạo

Bạn không thể bước chân vào phòng ban Marketing nếu thiếu đi tố chất này. Khả năng thiết kế, tư duy là công cụ giúp bạn hoàn thành bản mô tả công việc của trưởng phòng Marketing. Hình ảnh thương hiệu được tạo ra bởi ý tưởng và các hoạt động lan tỏa chiến dịch Marketing. Thách thức đòi hỏi người trưởng phòng phải đổi mới kế hoạch quảng bá không ngừng để doanh nghiệp không bị “lỗi thời”.

Nắm bắt xu hướng thị trường là nhân tố giúp bạn tư duy sáng tạo hiểu quả. Thị trường rộng lớn có số lượng khách hàng khổng lồ với nhiều nhu cầu khách nhau. Hãy chủ động “làm mới” thương hiệu để người dùng tò mò, thích thú doanh nghiệp. Kỹ năng tư duy, sáng tạo trong công việc sẽ giúp trưởng phòng đạt được điều đó. 

  • Kỹ năng làm việc đội nhóm

Teamwork là hình thức làm việc vô cùng quan trọng trong môi trường công ty. Trưởng phòng được xem là người dẫn đầu hướng dẫn đồng nghiệp cấp dưới thực nhiệm vụ. Thấu hiểu mỗi thành viên trong nhóm giúp trưởng phòng phân bổ công việc hợp lý. Người “chèo lái” tập thể cần chiếm được sự tôn trọng, tin tưởng mới có thể quản trị công việc hiệu quả. 

Trong bản mô tả công việc của trưởng phòng Marketing không thể thiếu nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiếp thị thương hiệu. Công việc bao gồm đa dạng các hoạt động, giai đoạn mà mỗi nhân viên trong phòng Marketing cần thực thi. Người trưởng phòng phát huy tinh thần đội nhóm để gắn kết mọi người thành chuỗi thống nhất. Có được yếu tố này thì bạn sẽ không cần lo lắng về rủi ro quản trị nhân lực của bản thân nữa. 

 

  • Kỹ năng xử lý tình huống

Thương trường như chiến trường bởi chúng ta không thể dự đoán các rủi ro biến động kinh tế. Khủng hoảng truyền thông được xem là mối lo ngại lớn nhất đối với lĩnh vực Marketing. Trưởng phòng Marketing có trách nghiệm xử lý các vấn đề có trong chiến dịch Marketing doanh nghiệp. 

Kỹ năng xử lý tình huống được hình thành thông qua trải nghiệm công việc. Do đó khi bước lên vị trí trưởng phòng đòi hỏi bạn phải có dày dặn kinh nghiệm ứng biến tình huống. Người trưởng phòng sẽ cần dùng đến tố chất quan sát nhạy bén từ bản thân. Nếu biết cách nhận diện rủi ro và ngăn chặn kịp thời sẽ chứng tỏ bạn là một trưởng phòng tài giỏi. 

  • Kỹ năng chuyên môn cao

Bạn không thể hoàn thành mô tả công việc trưởng phòng Marketing nếu như chỉ có kiến thức và kỹ năng của nhân viên cơ bản. Yêu cầu chung đối với các trưởng phòng là sự am hiểu sâu rộng tri thức nghề nghiệp. Người trưởng phòng tường tận lĩnh vực hoạt động trong công ty để thấu hiểu điểm yếu và phát huy điểm mạnh. 

Nền tảng tri thức sẽ là yếu tố tuyệt vời để các trưởng phòng hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần quản trị các yếu tố nhân sự, tài chính, công nghệ xoay quanh hoạt động của nhóm Marketing. Thường xuyên thay đổi phương pháp tiếp cận thông tin giúp bạn có cái nhìn nhạy bén, tinh tế khi thị trường thay đổi. 

Để hoàn thành xuất sắc công việc trưởng phòng tại bộ phận Marketing, bạn cần nằm lòng ccas kiến thức tổng quát như sau: 

  • Kiến thức quản lý nhân sự
  • Kiến thức quản trị tài chính
  • Kiến thức vận tải sản phẩm, hàng hóa
  • Kiến thức tổ chức và vận hành chu trình công việc
  • Kiến thức về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Kiến thức về đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Theo một số cuộc khảo sát thực tế ghi nhận mức lương đương nhiệm vị trí trưởng phòng Marketing dao động từ 200 đến 300 triệu đồng. Đây là một con số không nhỏ nói lên tiềm năng phát triển cuộc sống thịnh vượng cho bạn. ILACA hy vọng chia sẻ mô tả công việc của trưởng phòng Marketing như trên đã giúp bạn thấu hiểu ngành nghề này. Khi đã xác định mục tiêu công việc là vị trí trưởng phòng thì bạn hãy tích cực rèn luyện, trau dồi kỹ năng để chinh phục nó nhé! 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)