Các chiến lược Marketing cạnh tranh không thể bỏ qua

Để có thể tồn tại tốt trong môi trường mang tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần nắm vững chiến lược Marketing cạnh tranh. Vậy chiến lược Marketing cạnh tranh là gì? Cách chiến lược cạnh tranh kinh điển và hiệu quả hiện nay? Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh? Hãy cùng ILACA  khám phá những kiến thức bổ ích và thú vị này trong bài viết nhé!

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh với thuật ngữ Tiếng Anh là Competitive Strategy được hiểu đơn giản là một bản kế hoạch vạch ra hành động dài hạn cho một công ty, doanh nghiệp nhằm giành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ sau khi đã phân tích đối thủ, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và so sánh chúng với nhau.

Các chiến lược này có thể được phối hợp với hành động để doanh nghiệp nâng cao khả năng chịu đựng trước các áp lực cạnh tranh trên thị trường, thu hút lượng lớn khách hàng và củng cố vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường.

Các chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing

Thực tế không thể phủ nhận rằng, khi thị trường ngày càng trở nên khốc liệt thì những chiến lược cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tại được những lợi thế mà các đối thủ không có. Ngoài ra, tính cạnh tranh cũng là một trong những xu thế tất yếu không thể phủ nhận, giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường.

Các chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing
Các chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông thường sẽ được thể hiện thông qua 2 khía cạnh – sự khác biệt hóa và chi phí thấp. Khi kết hợp 2 lợi thế này cùng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hình thành nên 3 chiến lược tổng quát, đó là chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp và chiến lược tập trung.

⇒ Xem thêm:

8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

Màn hình LCD quảng cáo cho trường học

Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí (Cost leadership strategy)

Đây là một trong các chiến lược Marketing cạnh tranh được sử dụng rất nhiều trong thị trường cạnh tranh từ trước đến nay. Việc các doanh nghiệp lên một bản kế hoạch từ tổng thể khái quát đến chi tiết, cụ thể nhằm: Xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ đang kinh doanh cùng lĩnh vực sẽ giúp xây dựng được chiến lược về giá hiệu quả.

 

Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí (Cost leadership strategy)
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí (Cost leadership strategy)

Việc doanh nghiệp đưa ra được mức giá thấp nhất đủ nội lực sau khi trừ đi các khoản vốn dành cho sản xuất, vận chuyển, quảng bá sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn đến được với nhiều khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, doanh nghiệp bạn chuyên sản xuất các mặt hàng thể thao như quần áo, dụng cụ thể thao,…thì có thể nhắm đến thị trường là các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tập thể dục, thể thao cao, khách hàng quan tâm và bạn bán ra những bộ đồ tập đps với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng kinh doanh. Việc bạn có thể xác định được phân khúc thị trường sẽ nâng cao khả năng mua sản phẩm từ khách hàng và giúp công ty quyết định đưa ra mức giá thấp hơn so với các bên khác. Khi sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp bạn đang tạo ra một lợi thế riêng biệt.

Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật và đưa ra những đổi mới về công nghệ để thay thế những thiết bị, dây chuyền đã trở nên lỗi thời và không còn đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật được nữa. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cắt giảm chi phí. Nếu doanh nghiệp bạn không biết đưa ra một sách lược về giá dựa trên thực tế của sản xuất, kinh doanh sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ trong thời gian dài và nguy cơ đối mặt với phá sản là rất lớn.

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa (Differentiation Strategy)

Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa hiểu đơn giản là tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ khác nhau nên việc xây dựng chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa sẽ giúp doanh nghiệp phát huy những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm. Chính nhờ yếu tố khác biệt đó, người mua hàng thông thái sẽ có những cái nhìn mới mẻ về sản phẩm của doanh nghiệp. Thực hiện chiến lược cạnh tranh này, doanh nghiệp hướng tới mục đích duy nhất là vượt qua các đối thủ khác trên thị trường.

Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy)

Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí có một vài điểm tương tự như chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí chúng tôi đã phân tích phía trên. Bản chất của chiến lược này là doanh nghiệp cần tạo sự tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và luôn giữ được mức chi phí thấp nhất trong phân khúc thị trường đó nhằm cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy)
Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy)

Thực hiện chiến lược Marketing cạnh tranh tập trung chi phí, doanh nghiệp hướng tới mục đích tăng nhận thức về thương hiệu cho khách hàng và hơn hết, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Khi thực hiện được mục đích đó, khách hàng sẽ biết đến và tin tưởng sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp bạn, giúp nâng cao doanh thu và góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu.

Chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt

Cùng với 3 chiến lược trên, chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt là một trong những chiến lược Marketing cạnh tranh kinh điển đã và đang được rât snhieeuf các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt là chiến lược đòi hỏi các marketers xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chỉ nhắm tới một phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt của nhóm khách hàng đó.

Theo đó, chiến lược này hướng tới một thị trường cụ thể thay vì nhiều nhóm đối tượng khác nhau với các sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc sắc riêng biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Chiến lược này tuy chia nhỏ phân khúc thị trường, tuy nhiên, nó lại mang lại một sự khác biệt độc đáo với mục tiêu cuối cùng là hướng tới khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

Bản chất của chiến lược tập trung này là thu hẹp thị trường, nhắm tới một nhóm đối tượng khách hàng “nghèo về số lượng nhưng giàu về chất lượng và tính hiệu quả”. Chính bởi lý do này mà chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của một phân khúc khách hàng cụ thể.

Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh là gì?

Mục tiêu chiến lược cạnh tranh sẽ đóng vai trò là người định hướng cho các haotj động của doanh nghiệp khi lập ra các chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Bạn cần phân biệt được mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thường nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh giúp chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp nên thường mang tính khái quát cao. Ngược lại, mục tiêu cần đảm bảo cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng.

Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh là gì
Mục tiêu của chiến lược cạnh tranh là gì

Việc lựa chọn mục tiêu của chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược thì sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao thông qua các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, nếu doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp sẽ phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn 3 mục tiêu cho cho chiến lược Marketing cạnh tranh của mình, bao gồm:

Đạt được lợi thế cạnh tranh

Đạt được lợi thế cạnh tranh chính là một trong những mục tiêu chính và quan trọng nhất khi các doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự đặc biệt và vượt trội so với đối thủ. Khi đạt được lợi thế cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đã tìm ra được lợi thế của mình giúp thu hút khách hàng thông qua marketing những lợi thế ấy trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Khi đạt được lợi thế cạnh tranh, bạn lại cần nghĩ cách để duy trì lợi thế ấy. Việc duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Những rào cản bắt chước
  • Năng lực của đối thủ cạnh tranh
  • Sự năng động chung của môi trường và của ngành

Rào cản bắt chước sẽ giúp doanh nghiệp ngăn cản đối thủ cạnh tranh sao chép những năng lực đặc biệt của doanh nghiệp mình một cách dễ dàng. Bởi trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh sẽ luôn bắt chước những điều đặc biệt, cấp tiến của doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng sản phẩm, dịch vụ. Những yếu tố hữu hình sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là yếu tố vô hình.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Như đã phân tích, việc đạt được lợi thế cạnh tranh là một trong những mục tiêu của các chiến lược Marketing cạnh tranh và việc duy trì được lợi thế cạnh tranh đã đạt được cũng là mục tiêu không kém phần quan trọng mà các doanh nghiệp hướng tới.

Để duy trì được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể thực hiện bằng các cách sau:

  • Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh
  • Phát triển năng lực đặc biệt
  • Tạo môi trường học tập trong tổ chức
  • Có cơ chế để cải tiến liên tục
  • Vượt qua những rào cản để thay đổi

Có thể nói, việc duy trì lợi thế cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc dài hạn, giữa chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Khi bạn có được lợi thế cạnh tranh, có có nghĩa là bạn duy trì được sự khác biệt và sức hút của mình trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa trên đường dài.

Thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Triển khai chiến lược Marketing cạnh tranh không chỉ hướng đến mục tiêu đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn thông qua đó, doanh nghiệp mong muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.

Dù doanh nghiệp bạn triển khai chiến lược cạnh tranh nào, bằng cách gì thì mục đích cuối cùng của chiến lược ấy cũng là nâng cao khả năng kinh doanh, bán hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, triển khai các chiến lược cạnh tranh, bạn cần biết cách phối hợp các haotj động để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, từ đó thu hút khách hàng và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, buôn bán diễn ra sôi động trên thị trường.

Nếu việc duy trì lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng trên thị trường thì mục tiêu thúc đẩy hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo doanh thu, nâng cao lợi nhuận để duy trì và phát triển doanh nghiệp lớn hơn nữa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing cạnh tranh

Chiến lược Marketing cạnh tranh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả mong muốn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có thể không đạt được hiệu quả ấy nếu chiến lược cạnh tranh có nhiều lỗ hổng.

Thông thường, một chiến lược Marketing cạnh tranh sẽ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, khiến chiến lược ấy có thể tốt hoặc không. Dưới đây là 4 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược Marketing cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Đối thủ

Tính chất và mức độ cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường thường được quyết định phần lớn bởi các đối thủ cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp đó. Theo đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt hơn chắc chắn sẽ giành giật được lợi thế cao hơn, đồng thời phát triển thị phần hiện có với mức lợi nhuận cao nhất.

Các doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng một số hình thức và công cụ như: cạnh tranh chất lượng hay gia scar sản phẩm/dịch vụ. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các đối thủ trong cùng một ngành luôn sử dụng những công cụ cạnh tranh tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa cạnh tranh về giá cả, ưu điểm riêng khác biệt của sản phẩm, chiến lược bán hàng và tiếp cận khách hàng…

Thông thường, thời điểm suy thoái, bão hòa hay những rào cản kinh tế là giai đoạn mà các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt nhất. Đồng thời, chiến lược kinh doanh nổi trội và đa dạng cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần biết cách nắm bắt thời gian chính xác và lên kế hoạch thu thập tất cả những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh để giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời lấy đó là cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nguy cơ đe dọa nhập ngành từ đối thủ

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing cạnh tranh khá lớn của các doanh nghiệp hiện nay. Hiểu rõ đối thủ của mình với những điểm mạnh và điểm yếu luôn mang một ý nghĩa quan trọng cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những đối thủ mạnh hơn, có khả năng chiếm lĩnh thị phần và mở rộng sản xuất. Những đối thủ lớn này là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phải vạch ra những kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thị trường cạnh tranh luôn trong tình trạng khốc liệt và thường xuyên thay đổi.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nhiệm vụ nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, tập trung đặc biệt vào phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho chiến lược cạnh tranh không rơi vào bế tắc.

Ngoài ra, với thị trường mở cửa như hiện nay, khiến xuất hiện nhiều doanh nghiệp xuyên quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế và công nghệ lớn mạnh. Họ chính là những đối thủ cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp trong nước, nhất là những doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn hẹp và ít có cơ hội cạnh tranh.

Khả năng thương lượng và ép giá của người mua

Tất cả các chiến lược hoạt động kinh doanh đều mong muốn hướng tới một mục đích cuối cùng là tạo doanh thu. Theo đó, hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả là khi được khách hàng tiêu thụ và có lãi.

Tuy nhiên, trên thực tế, người mua luôn có xu hướng muốn trả giá thấp hơn so với giá mà doanh nghiệp đưa ra, nhiều khi dẫn tới tình trạng ép giá, gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, nếu doanh nghiệp mong muốn đảm bảo hàng hóa, dịch vụ chất lượng với giá thành rẻ thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vậy nên, để hạn chế sức ép về giá cả, thương lượng của khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện phân loại khách hàng tùy theo mức độ nhu cầu và thị hiếu của họ. Đây cũng là cơ sở nhằm định hướng cho các chiến lược kinh doanh, marketing, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế

Nhằm đem tới những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cần phải luôn được tối ưu về chất lượng,…Tuy nhiên, để làm được điều đó, việc tiên quyết cần làm chính là doanh nghiệp phải đổi mới và cải tiến công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp chiếm được ưu thế về chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Chính bởi lý do đó, các sản phẩm chất lượng lại khiến chúng có giá thành cao hơn các sản phẩm thay thế. Để khắc phục được nhược điểm đó, doanh nghiệp cần cân nhắc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm thiểu giá thành và đồng thời tăng cường những đặc tính nổi trội, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng quan tâm.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản và quan trọng về chiến lược Marketing cạnh tranh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nắm rõ nếu muốn tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp.

Theo đó, mỗi doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng khéo léo các chiến lược Marketing cạnh tranh phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình để có thể đạt được những thành công trong tương lai. Nếu bạn không biết xoay sở ra sao thì hãy liên hệ với ILACA, chúng tôi sẽ cung cấp những tư vấn và giải pháp xây dựng chiến lược Marketing cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)