Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu trong marketing

Khách hàng mục tiêu là yếu tố vô cùng quan trọng, nó được ví như chiếc chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing hiệu quả. Khách hàng mục tiêu trong Marketing được các marketers lấy làm trung tâm khi thiết lập thông điệp quảng cáo. Vậy khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu trong Marketing như thế nào? Hãy cùng ILACA  tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết nhé!

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu hiểu đơn giản là một nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Nhóm khách hàng này có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và đồng thời, họ hải có khả năng chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ ấy.

Khách hàng mục tiêu là gì
Khách hàng mục tiêu là gì

Tuy nhiên, không ít người hiện nay thường có xu hướng nhầm lẫn giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Khách hàng tiềm năng chỉ là một bộ phận nhỏ của khách hàng mục tiêu bên cạnh khách hàng thực sự. Khách hàng tiềm năng được hiểu là nhóm khách hàng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn, họ có nhu cầu nhưng chưa đưa ra quyết định mua.

Xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là bước cần thiết cho bất kỳ công ty nào trong khi phát triển và thực hiện kế hoạch tiếp thị, marketing. Việc không xác định được khách hàng mục tiêu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc một cách lãng phí.

Theo đó, để xác định được chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản sau:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Khu vực sống
  • Tình trạng hôn nhân
  • Sở thích
  • Nhu cầu

Vai trò của khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu trong marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch marketing, ảnh hưởng đến doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, khách hàng mục tiêu giúp:

Vai trò của khách hàng mục tiêu
Vai trò của khách hàng mục tiêu

Cung cấp thị trường tiềm năng

Một nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường. Ví dụ, nhóm khách hàng mục tiêu là một số ít khách hàng thân thuộc của một hãng kem không dung nạp lactose, tức không có khả năng tiêu hóa được sữa, nhưng nhóm nhỏ khách hàng này có thể là một nhóm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, khi họ tìm ra cách sản xuất kem không sử dụng sữa từ động vật, tức những loại sữa có nhiều lactose. Một sản phẩm, dịch vụ được thiết kế riêng có thể trở thành một sản phẩm “đinh” của riêng thương hiệu đó, tạo ra đặc điểm nhận dạng riêng của thương hiệu trong một thị trường đầy tính cạnh tranh.

Xây dựng xu hướng tiêu dùng

Một trong những vai trò quan trọng khác của khách hàng mục tiêu chính là họ sẽ có thể cha sẻ những đặc điểm riêng biệt và có khả năng hứng thú với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn bán ra. Những đặc điểm này có thể là giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, hành vi tiêu dùng, hay những đặc điểm liên quan đến lối sống, như liệu họ có quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe hay không?

Xúc tiến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Khi xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, một công ty sẽ chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng đó, từ đó giúp công ty trở thành chuyên gia về mong muốn và nhu cầu của nhóm khách hàng đó. Khi đã đạt đến trình độ đó, công ty, doanh nghiệp sẽ có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong sở thích và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng, hoặc doanh nghiệp cũng có thể theo dõi cẩn thận các nỗ lực nhằm thu hút nhóm khách hàng này từ phía công ty đối thủ.

Từ đó, có thể khái quát, khách hàng mục tiêu đóng vai trò như một rào cản đối với các công ty đối thủ của doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, cùng nhắm vào một nhóm đối tượng khách hàng. Vì vậy, vai trò của nhóm khách hàng tiềm năng là giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh.

Phân loại nhóm khách hàng mục tiêu

Cũng tương tự như các yếu tố khác trong một chiến dịch marketing, khách hàng mục tiêu cũng được phân chia thành nhiều nhóm riêng biệt. Những nhóm khách hàng mục tiêu được phân loại dựa trên những dữ liệu thu thập được của bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm dễ dàng nắm bắt được những đối tượng khách hàng cần tiếp thị, marketing.

Thông thường, khách hàng mục tiêu trong marketing sẽ được chia thành 4 nhóm như sau:

  • Nhóm khách hàng mà doanh nghiệp không thu được lợi nhuận: đây là nhóm khách hàng không có ý định mua, sử dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung ứng.
  • Nhóm khách hàng không mang về lợi nhuận và không giới thiệu những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bạn: lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ được tiếp cận đến với khách hàng nhưng họ cũng sẽ không quan tâm đến và chắc chắn là họ cũng sẽ không giới thiệu đến cho người khác.
  • Nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận: giúp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cần có kế hoạch marketing để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
  • Nhóm khách hàng đem lại lợi nhuận và còn giới thiệu đến cho nhiều người xung quanh: thường là những khách hàng gắn bó lâu với doanh nghiệp, sẵn sàng chia sẻ những công dụng hoặc trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ đến cho người khác.

⇒ Xem thêm: Sale online marketing là gì?

Tầm quan trọng của việc xác định khách hàng mục tiêu

Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Các đối tượng khách hàng mục tiêu có vai trò trung tâm trong các hoạt động và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
  • Các chiến lược, nội dung đi kèm tốt sẽ tăng được khả năng mua hàng của khách hàng.
  • Xác định được khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian thực hiện chiến dịch, chi phí cho các hoạt động tiếp thị và nhân sự một cách đáng kể.
  • Nhờ có các đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến này mà toàn bộ chiến dịch của doanh nghiệp đều được thực hiện một cách hiệu quả.
  • Doanh nghiệp sẽ dựa trên những nhu cầu, mong muốn, khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu để cung cấp và định giá sản phẩm. Dựa vào vị trí của khách hàng để xây dựng thị trường phân phối.
  • Những giá trị mà sản phẩm cung cấp mang lại hiệu quả lợi ích cho khách hàng đồng thời mang lại doanh thu nhất định cho doanh nghiệp.

Các tiêu chí để phân tích khách hàng mục tiêu

Để có thể phân tích tệp khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần dựa trên các tiêu chí cụ thể. Vậy những tiêu chí đó là gì? Theo nghiên cứu của ILACA , có 4 tiêu chí để phân tích khách hàng mục tiêu trong Marketing hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng hiện nay, bao gồm: Đặc điểm cá nhân, vị trí công việc, phân bố địa lý, hoạt động chung của khách hàng mục tiêu.

Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân hay còn gọi là yếu tố nhân khẩu học là một trong những yếu tố có tác động lớn đến quá trình vẽ chân dung của khách hàng mục tiêu, gồm: độ tuổi, thu nhập, giới tính, tình trạng hôn nhân, sở thích,…

Yếu tố đặc điểm cá nhân thường được ứng dụng trong các phương thức kinh doanh online bởi vì ở mỗi giới tính, độ tuổi, nhu cầu,… thì mỗi khách hàng là đều có sự lựa chọn khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải phân khúc khách hàng mục tiêu thành nhiều nhóm đối tượng để tiện lợi cho việc lên kế hoạch marketing mang lại kết quả lợi nhuận cao.

Vị trí công việc

Khi phân tích khách hàng mục tiêu, bạn cần phân tích vị trí công việc của họ. Khách hàng mục tiêu của bạn có thể là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, nhân viên, nội trợ, học sinh – sinh viên,…Với mỗi vị trí công việc khác nhau, bạn cần lựa chọn phương pháp marketing khác nhau phù hợp với hiểu biết, góc nhìn và nhu cầu của họ. Từ đó, bạn có thể giúp doanh nghiệp hiệu quả hóa chiến dịch marketing và góp phần nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.

Phân bố địa lý

Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau cũng như là nhu cầu riêng biệt của khách hàng mục tiêu mà sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Đối với những khách hàng ở xa, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến với khách hàng mục tiêu. Vì thế, bạn cần lưu ý đến vấn đề này nhằm hạn chế hư hỏng đối với sản phẩm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Hoạt động chung của khách hàng mục tiêu

Khi phân tích khách hàng mục tiêu, bạn cần chú ý đến hoạt động chung của nhóm đối tượng này. Nó có thể là hoạt động bán lẻ, sản xuất, học tập, hay tư nhân, nhà nước,…Yếu tố này kết hợp cùng 3 yếu tố trên sẽ là “bộ tứ” hoàn hảo giúp bạn phân tích nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả, từ đó, xây dựng và phát triển chiến lược marketing, tiếp thị cho doanh nghiệp mình một cách tốt nhất.

Cách xác định khách hàng mục tiêu

Để có thể xác định khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến một cách chính xác và hiệu quả, bạn cần hiểu, nắm vững và biết cách vận dụng 3 cách sau:

Phân tích trên lý thuyết

Phân tích lý thuyết là một trong những cách đầu tiên được các doanh nghiệp sử dụng. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu và thống kê mọi thông tin mà mình thu thập được trên một diện rộng khách hàng.

Sau khi đã nghiên cứu một diện rộng khách hàng, bạn cần nghiên cứu các nhóm đối tượng khách hàng riêng mà mình hướng đến để so sánh với nhóm khách hàng của đối thủ mà bạn đang theo đuổi bằng cách nghiên cứu chính những đối thủ đó.

Dựa vào số liệu khảo sát thực tiễn

Cách thứ hai không thể không nhắc đến khi doanh nghiệp xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu chính là dựa vào các số liệu khảo sát thực tiễn. Bạn nên thực hiện các cuộc khảo sát thị trường, quan sát thực tế, đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để nghiên cứu các nhu cầu, mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Câu hỏi tìm kiếm khách hàng

Khi đặt ra những câu hỏi tìm kiếm khách hàng, bạn sẽ xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp mình hướng đến một cách chính xác và sát với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng:

  • Thông tin phân khúc khách hàng (độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, lối sống,.. ) là gì?
  • Các yếu tố quyết định mua hàng (chất lượng sản phẩm, nhãn hàng, giá cả, chương trình khuyến mãi,..) ra sao?
  • Người tiêu dùng theo dõi sản phẩm của thương hiệu nào?,…

Các bước xác định khách hàng mục tiêu

Lựa chọn, xác định khách hàng mục tiêu là một trong những bước cuối cùng trong quá trình phân đoạn thị trường. Việc lựa chọn những tệp khách hàng mục tiêu trong marketing chủ yếu dựa vào những đánh giá của nhà tiếp thị, sau khi thực hiện quá trình nghiên cứu cơ bản để xác định những phân khúc có tiềm năng lớn nhất cho doanh nghiệp.

Các bước xác định khách hàng mục tiêu
Các bước xác định khách hàng mục tiêu

Để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp, bạn có thể thực hiện theo 5 bước dưới đây:

Nghiên cứu thị trường

Để có thể xác định khách hàng mục tiêu dễ dàng trong marketing, bạn cần thực hiện một số nghiên cứu thị trường nhất định. Thu thập số liệu và thống kê số liệu nghiên cứu thị trường giúp bạn có thể hiểu được khách hàng mục tiêu, nhu cầu của họ và từ đó, đưa ra những quyết định triển khai chiến lược marketing tốt hơn.

Để nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, bạn cần:

  • Phân tích sản phẩm, dịch vụ: Cụ thể, bạn cần liệt kê danh sách từng tính năng của sản phẩm , dịch vụ và những lợi ích mà chúng mang lại, sau đó, lập danh sách những người có nhu cầu mà sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể đáp ứng.
  • Nghiên cứu định tính và định lượng: Các nhà nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thường chia công việc của họ thành các nghiên cứu định tính (phỏng vấn và nhóm tập trung, với các cuộc thảo luận tự do và kết thúc mở) và nghiên cứu định lượng (thường là khảo sát). Bạn cũng có thể kết hợp cả 2 cách này để xác định nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Xác định thị trường được phân đoạn

Sau khi đã nghiên cứu thị trường, bạn cần xác định được thị trường mục tiêu và thực hiện phân đoạn thị trường đó. Việc xác định thị trường được phân đoạn sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực triển khai các hoạt động marketing trong thị trường đó, mang đến hiệu quả tiếp thị tốt hơn.

Khi bạn đã xác định được một thị trường cụ thể có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp mình và cho rằng cần được phân đoạn, bạn nên bắt đầu bằng việc xác định quy mô của thị trường ấy. Bạn có thể tính bằng tổng số người sử dụng mặt hàng đó, hoặc tổng chi tiêu của người dân cho mặt hàng đó trong 1 không gian, thời gian nhất định, thường là 1 năm.

Tuy nhiên, việc ước tính có thể trở nên rất khó khăn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới trên thị trường, bởi không có dữ liệu lịch sử để làm cơ sở dự báo. Cách tiếp cận cơ bản trước tiên là đánh giá quy mô dân số rộng, sau đó ước tính tỷ lệ phần trăm có khả năng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và cuối cùng là ước tính tiềm năng doanh thu.

Phân đoạn thị trường

Sau khi đã xác định được thị trường cần phân đoạn, bạn sẽ thực hiện bước tiếp theo – phân đoạn thị trường đó. Phân đoạn thị trường được hiểu đơn giản là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình doanh nghiệp xác định tệp khách hàng mục tiêu trong marketing, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Khi thực hiện bước này, bạn cần đảm bảo:

  • Đo lường được: quy mô, sức mua, đặc điểm của khách hàng
  • Có quy mô đủ lớn: 1 đoạn thị trường phải có quy mô đủ lớn hứa hẹn khả năng sinh lời
  • Có thể phân biệt được: phải có sự khác biệt giữa các đoạn thị trường
  • Có tính khả thi: Việc phân đoạn phải tạo ra những đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được

Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã phân đoạn thị trường mục tiêu, bạn cần lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cần chú ý:

  • Thị trường mục tiêu không nhất thiết phải là đoạn thị trường lớn nhất.
  • Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều đoạn thị trường mục tiêu khác nhau.
  • Các công ty khác nhau cùng kinh doanh một loại sản phẩm thì đoạn thị trường mục tiêu không nhất thiết phải giống nhau.

Nhận định các đoạn thị trường hấp dẫn

Một đoạn thị trường được coi là hấp dẫn khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:

  • Quy mô của sự tăng trưởng: Một đoạn thị trường hấp dẫn phải mang lại hiệu quả, lợi nhuận cho doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà còn trong cả tương lai.
  • Thách thức hoặc trở ngại: Khi lựa chọn thị trường mục tiêu, bạn cần xem xét tại thị trường ấy có thách thức, trở ngại hay đe dọa nào không, nếu không thì đó là một đoạn thị trường tốt và có sức hấp dẫn. Các trở ngại có thể kể đến như: dự gia nhập, rút lui; sản phẩm thay thế; người mua có quyền lực chi phối về giá lớn; những nhà phân phối có quyền lực chi phối mạnh.
  • Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp: một đoạn thị trường hấp dẫn cần phù hợp với mục tiêu lâu dài và khả năng của doanh nghiệp.

Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu

Sau khi đã xác định được đoạn thị trường hấp dẫn, phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn cần đến bước chọn nhóm khách hàng mục tiêu. Có 5 phương án mà bạn có thể chọn, bao gồm:

  • Phương án 1: Chọn 1 đoạn duy nhất. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ phục vụ cho 1 đoạn thị trường duy nhất. Đoạn thị trường này cần đảm bào: Có sẵn sự phù hợp tự nhiên giữa nhu cầu và sản phẩm của doanh nghiệp; Là đoạn chưa có đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh bỏ qua; Đoạn thị trường được chọn được coi là điểm xuất phát hợp lý, làm đà cho sự mở rộng kinh doanh tiếp theo.
  • Phương án 2: Lựa chọn 1 số đoạn thị trường đã chọn lọc. Theo đó, doanh nghiệp có thể chọn một số đoạn thị trường phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp, đồng thời, hứa hẹn sẽ mang lại khả năng sinh lời lớn.
  • Phương án 3: Chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường. Với phương án này, doanh nghiệp cần tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường này.
  • Phương án 4: Chuyên môn hóa theo sản phẩm. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ sản xuất ra một sản phẩm, dịch vụ có đặc tính nhất định để đáp ứng nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.
  • Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường. Với phương án này, doanh nghiệp sẽ thực hiện phục vụ toàn thị trường với chiến lược marketing không phân biệt.

Xây dựng khách hàng mục tiêu

Khi bạn đã lựa chọn được thị trường mục tiêu thì bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là xác định khách hàng mục tiêu trong marketing để xây dựng và triển khai chiến lược marketing phù hợp.

Khi xác định được khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp sẽ tập trung mọi nguồn lực nhắm vào đối tượng khách hàng này. Để có được những thông tin chính xác cho việc lựa chọn và xác định nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần trả trả lời các câu hỏi:

  • Phân khúc khách hàng dựa trên những thông tin gì: ví dụ như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, lối sống,
  • Độ lớn của phân khúc này thế nào? Có đáp ứng được các mức doanh thu để doanh nghiệp phát triển hay không?
  • Yếu tố nào quan trọng khi quyết định mua sắm sản phẩm của phân khúc này: chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu, giá cả, khuyến mãi….
  • Hiện nay họ đang tiêu dùng những sản phẩm của thương hiệu nào, mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm hiện có.
  • Sản phẩm của công ty có đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này hơn đối thủ hay không, doanh nghiệp có thể thành công với phân khúc này hay không.
  • Làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này?

Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu

Một số doanh nghiệp có thiên hướng cho rằng khách hàng mục tiêu của họ là những người có tiền. Điều này là vô cùng sai lầm vì khi đó, doanh nghiệp sẽ không tập trung vào phục vụ nhóm đối tượng khách hàng thực sự có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Thay vào đó, họ lại thu hút một lượng lớn khách hàng có tiền nhưng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết quả phần lớn những người đó lại không mua hàng khiến doanh nghiệp tốn một khoản không nhỏ vào quảng cáo, vì vậy tỷ lệ ROI không cao.

Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu
Những sai lầm thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu

Bên cạnh đó, khi bạn khoanh vùng quá rộng, không đưa vào chi tiết, vụ thể, bỏ qua các mối quan tâm của khách hàng và không đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng là sai lầm thường gặp khi các doanh nghiệp xác định tệp khách hàng mục tiêu trong marketing.

Kết luận

Trên đây là một số cách hiệu quả giúp bạn xác định nhóm khách hàng mục tiêu trong marketing hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp bạn có thể xây dựng và triển khai một chiến lược marketing tốt, hướng tới những nhóm khách hàng thực sự có nhu cầu, từ đó làm tăng khả năng chuyển đổi mua hàng, giúp nâng cao doanh thu của doanh nghiệp.

Việc xác định khách hàng mục tiêu trong marketing không hề dễ dàng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm đến những chuyên gia, những đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp như CÔNG TY TNHH MTV ILACA – Đơn vị có nhiều năm chinh chiến trong lĩnh vực Marketing. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp và nhận tư vấn nhiệt tình nhất.

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)