Mục lục
- Phân loại marketing theo mục tiêu và đặc trưng của từng loại marketing
Phân loại marketing theo mục tiêu và đặc trưng của từng loại marketing
Bất cứ doanh nghiệp nào khi bước chân vào kinh doanh đều cần xác định được những mục tiêu phải đạt được. Nó như một động lực giúp thúc đẩy doanh nghiệp phải ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc xác định được đặc trưng trong hoạt động kinh doanh cũng quan trọng không kém. Nếu thiếu một trong hai yếu tố sẽ khiến cho thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng không còn ý nghĩa. Hơn thế nữa, nó còn làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận sản phẩm của khách hàng, hình ảnh cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó,ILACA cho ra bài viết để giúp bạn hiểu hơn về hai yếu tố nói trên cũng như cách phân loại marketing dựa trên hai yếu tố đó.
Marketing là gì?
Marketing là một hoạt động vô cùng cần thiết trong kinh doanh. Nó ảnh hưởng từ khâu nghiên cứu sản phẩm đến khâu phân phối, bán hàng. Nhưng để định nghĩa về marketing thì có rất nhiều khái niệm.
Như theo Hiệp hội marketing Mỹ, marketing là các hoạt động, quá trình tạo ra truyền thông và phân phối những thứ có giá trị đến với khách hàng, người tiêu dùng, đối tác nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông.
Còn theo như chuyên gia hàng đầu về marketing hiện đại philip Kotler thì marketing là hoạt động mà con người thực hiện nhằm đáp ứng , thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của mình thông qua hoạt động trao đổi, mua bán.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu marketing như là cầu nối vừa giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing bao gồm tất cả các hoạt động từ lựa chọn, giới thiệu, truyền tải, cung cấp sản phẩm hay thương hiệu của mình đến với khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn là hoạt động tạo sự hứng thú, thu hút, làm khách hàng cho khách hàng luôn duy trì được sự quan tâm đối với sản phẩm.
Khi bạn đã hiểu và có thể đưa ra những khái niệm marketing cho riêng mình. Nhưng bạn vẫn cảm thấy chưa đủ sâu thì sau đây ILACA sẽ giúp bạn làm điều đó qua việc tìm hiểu thêm về phân loại marketing.
Phân loại mục tiêu marketing.
Trước khi muốn phân loại marketing theo mục tiêu thì chúng ta cần trả lời được câu hỏi: thế nào là mục tiêu marketing?. Mục tiêu marketing là mục tiêu của hoạt động marketing mà doanh nghiệp hướng tới. Nó giống như đích đến cuối cùng của các hoạt động xây dựng, quảng bá, cung cấp các giá trị thực đến cho khách hàng, đồng thời duy trì được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Tiếp theo để hiểu sâu hơn về mục tiêu marketing thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò, ý nghĩa từ đó đưa ra phân loại marketing một cách dễ dàng hơn.
⇒ Xem thêm:
Phân biệt giữa Quản trị kinh doanh và Marketing
Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Phân tích mô hình kinh doanh
Vai trò và ý nghĩa của mục tiêu marketing.
Bất cứ điều gì được xây dựng cũng mang trong mình nhưng vai trò, ý nghĩa khác nhau. Mục tiêu marketing cũng vậy nó được hình thành nên để giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả.
Hay chúng ta có thể hiểu chiến lược marketing được xây dựng để hoàn thành các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu mục tiêu marketing mà không có vai trò gì trong marketing cũng như chiến lược được xây dựng lên nhưng không có mục tiêu để hoạt động thì chiến lược đó cũng trở nên vô nghĩa.
Ngoài ra, mục tiêu marketing còn mang trong mình những ý nghĩa to lớn như giúp tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ các hoạt động marketing một cách hiệu quả từ nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng, phát triển đến sản xuất, quảng bá, bán hàng. Từ những mục tiêu marketing nhỏ, lẻ giúp tạo động lực cũng như là bước đệm phục vụ cho sự phát triển của những mục tiêu lớn lao, cao cả của doanh nghiệp như đưa thương hiệu vươn tầm thế giới.
Các nhóm mục tiêu trong marketing.
Qua tìm hiểu tuy marketing là một lĩnh vực rất rộng nhưng những vấn đề cốt lõi để hình thành nên các mục tiêu marketing thì chỉ được chia làm 3 nhóm (nhóm mục tiêu truyền thông, quảng bá; nhóm mục tiêu marketing; nhóm mục tiêu xây dựng và cung cấp giá trị cho khách hàng). Sau đây ILACA sẽ đưa bạn đi từng bước tìm hiểu kỹ hơn về phân loại marketing thông qua nội dung cụ thể của ba nhóm đó.
Nhóm mục tiêu truyền thông, quảng bá.
Trong phân loại marketing thì đây được coi là nhóm chủ yếu thực hiện các công việc như quảng cáo để truyền tải được thông điệp cũng như quảng bá được sản phẩm đến với khách hàng một cách tốt nhất. Qua đó, từng bước xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh.
Nhóm mục tiêu này được coi là bước đầu tiên, tạo tiền đề cho việc thúc đẩy quá trình bán hàng được diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, thông qua nhóm mục tiêu này đã phần nào giúp doanh nghiệp tác động đến nhận thức của khách hàng, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển thương hiệu.
Mục tiêu xây dựng thương hiệu.
Mục tiêu này vấn đề thương hiệu được đặt lên hàng đầu. Các hoạt động được tổ chức ra cũng hướng về những mục đích nhất định để phát triển thương hiệu như:
- Thực hiện chiến dịch influence marketing qua đó giúp khách hàng tăng được mức độ, khả năng nhận diện thương hiệu cho khách hàng.
- Tổ chức các chương trình thiện nguyện, hoạt động từ thiện: như gây quỹ giúp đỡ các học sinh nghèo khó, gây quỹ lũ lụt miền Trung,…. Để nâng cao vị trí, uy tín của doanh nghiệp trong lòng công chúng.
- Các hoạt động quảng cáo để nhận biết khách hàng tiềm năng đã góp phần giúp doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu cũng như xây dựng được các giá trị gắn liền với sự phát triển của thương hiệu.
Mục tiêu này đã giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu từ cấp thấp nhất như những thương hiệu đã ghi được dấu ấn cho khách hàng đến những thương hiệu cần sự tác động của các yếu tố bên ngoài như con người, video quảng cáo,….Vì thế, để mục tiêu xây dựng thương hiệu thành công thì bạn nên cần chú ý đến chất lượng của các TVC, video quảng cáo,…và thường xuyên cập nhật khả năng tương tác của khách hàng với các sản phẩm quảng cáo xem có đạt được hiệu quả như mong muốn để có hướng thay đổi phù hợp.
Mục tiêu thuyết phục.
Trong phân loại marketing thì mục tiêu thuyết phục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó còn giúp thu hút khách hàng và tạo được mối quan hệ, sự tương tác giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Một số hoạt động nổi bật được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay để hướng tới mục tiêu này như:
- Tổ chức các chương trình cho khách hàng trải nghiệm thử các sản phẩm mới ra mắt hay tặng quà cho những khách hàng mua hàng đầu tiên.
- Tổ chức các chương trình, sự kiện, hội nghị hội thảo với sự góp mặt của những influencer để thu hút cũng như thuyết phục khách hàng tham gia dễ hơn.
- Mở các chiến dịch như marketing với bối cảnh game để giúp doanh nghiệp dễ dàng thuyết phục được khách hàng cài đặt các ứng dụng của mình hơn.
Từ mục tiêu này giúp doanh nghiệp có thể thay đổi được nhận thức khách hàng từ không có nhu cầu đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, tạo giúp doanh nghiệp phát hiện thêm được một nhu cầu mới từ khách hàng.
Mục tiêu truyền đạt thông điệp.
Mục tiêu truyền đạt thông điệp như một lời thông báo làm cho khách hàng chú ý đến các hoạt động của doanh nghiệp hơn. Đôi khi mục tiêu này cũng sẽ góp phần làm thay đổi những nhận thức của khách hàng về sản phẩm bằng những thông điệp ý nghĩa mang tính truyền cảm hứng cao.
Tuy nhiên, để một thông điệp chạm tới được khách hàng thì nó phải tạo được sự ấn tượng, thu hút, hứng thú cho khách hàng với nội dung mới mẻ, ý nghĩa nhưng không kém phần bắt trend. Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thành công của mục tiêu. Việc duy nhất, tiếp theo bạn cần làm đó là hãy thông báo để gây được sự chú ý cho khách hàng.
Ngoài ra, việc thông báo về một số các sự kiện như: sự ra mắt của sản phẩm mới hay nhãn hiệu mới, các chương trình khuyến mãi, sự kiện giảm giá…đến khách hàng cũng là một cách truyền tải các thông điệp giá trị, lợi ích mà thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.
Bạn có thể quan tâm:
- Influencer là gì?
- Freelancer là gì?
Mục tiêu quản trị marketing.
Mục tiêu quản trị marketing đảm nhận nhiệm vụ tác động, làm thay đổi hành vi người tiêu dùng theo hướng doanh nghiệp mong muốn. Giúp doanh nghiệp luôn duy trì được trạng thái thu hút được khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng được lượng tiêu thụ sản phẩm do thu hút được lượng người mua cao.
Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp tăng được khả năng thâm nhập thị trường qua các chương trình khuyến mãi, dùng thử sản phẩm. Hơn thế nữa, mục tiêu này còn giúp doanh nghiệp gia tăng được giá trị sử dụng do nâng cao được vị trí thương hiệu.
Ngoài ra, mục tiêu marketing còn giúp tạo được lòng trung thành cho khách hàng với doanh nghiệp bằng các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng VIP hay đưa ra những điểm khác biệt mà không có ở bất kỳ sản phẩm.
Mục tiêu tăng hiệu quả của hoạt động marketing.
Mục tiêu tăng hiệu quả của hoạt động marketing nằm trong phân loại marketing cụ thể là nhóm mục tiêu quản trị marketing. Vì để mục tiêu quản trị marketing đạt được thành công như mong muốn thì các nhà quản trị phải đặt ra mục tiêu về hiệu quả hoạt động marketing.
Để hoàn thành mục tiêu thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên điều hành hoạt động marketing phải chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ về các kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống cũng như kỹ năng tư vấn của bộ phận bán hàng, quảng cáo phải tốt.
Ngoài ra, để theo kịp với thế giới thì doanh nghiệp nên áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giúp cho quá trình sản xuất được cải thiện, diễn ra nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng xuất.
Mục tiêu tăng lợi nhuận.
Ở bất cứ ngành nghề kinh doanh nào thì vấn đề lợi nhuận là không thể thiếu. Nó giúp doanh nghiệp duy trì và ngày càng phát triển. Nếu không có mục tiêu về lợi nhuận thì doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn như: nợ nần chồng chất, thậm chí là phá sản.
Lợi nhuận còn là yếu tố thúc đẩy cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, để có thể tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp cần thực hiện một số hoạt động như:
- Cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết như chi phí sản xuất cần được tối thiểu hóa; chi phí kho bãi, vận chuyển, quảng cáo cũng cần tiết kiệm đến mức tối thiểu.
- Thực hiện các biện pháp giúp tăng năng suất như: áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Trong giai đoạn mới ra mắt, mức giá cần được đặt ở mức cao nhất trong khoảng giá trị mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm.
Mục tiêu xây dựng và cung cấp giá trị cho khách hàng.
Mục tiêu xây dựng và cung cấp những giá trị cho khách hàng là mục tiêu quan trong nhất và thường được xác định đầu tiên trong chiến dịch marketing. Mục tiêu kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu marketing nhất là trong giai đoạn thị trường bão hòa (khách hàng đã hết nhu cầu với mặt hàng hóa nào đó).
Vì thế, mục tiêu marketing sẽ tạo tiền đề cho sự thay đổi hành vi tiêu dùng của người mua, làm khách hàng có nhu cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh giúp hoàn thành mục tiêu xây dựng và cung cấp giá trị cho khách hàng.
Mục tiêu tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
Để có thể đáp ứng đúng được các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Thì bạn cần tiếp cận được tập khách hàng mục tiêu để có thể tìm hiểu những thông tin về nhu cầu một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, để có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu tốt thì chúng ta cần thực hiện các bước sau:
- Xác định khu vực trọng điểm.
- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng tiềm năng tại khu vực đó.
- Lựa chọn, xây dựng, phát triển kênh phân phối, truyền thông phù hợp với các đặc điểm, nhu cầu của khách hàng. Để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm. Từ đó, giúp sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến một cách phổ biến hơn.
- Sau khi, chúng ta đã đạt được thành công tại khu vực đó thì bước tiếp theo chúng ta nên mở rộng quy mô sang các vùng lân cận. Tìm kiếm, thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng. Qua đó, mở rộng kênh phân phối, giúp tăng thị phần cũng như thị trường cho doanh nghiệp. Từ đó, đây cũng là bước đệm giúp doanh nghiệp vươn tầm quốc tế.
Mục tiêu xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng là một hình thức quảng cáo gián tiếp mang lại hiệu quả cao. Khi doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có một tập khách hàng trung thành. Từ đó, những vị khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút thêm được lượng khách hàng mới đáng kể.
Đồng thời, nó sẽ giúp sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được nhiều người biết đến. Từ đó, nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về doanh số bán hàng, thị phần và thị trường. Bên cạnh đó, nó cũng giúp doanh nghiệp có thể khai thác tối đa những lợi ích mà khách hàng mang lại. Vì vậy, sẽ giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên.
Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng thì chúng ta cần phải hiểu khách hàng, luôn đồng hành với khách hàng như những người bạn trong suốt quá trình trước, trong và sau mua. Khi tư vấn cho khách hàng cần tạo được bầu không khí thoải mái, vui vẻ bằng thái độ nhiệt tình, cởi mở.
Phân loại marketing theo đặc trưng riêng.
Sau khi tìm hiểu xong về phân loại marketing theo mục tiêu thì tiếp theo đây ILACA sẽ đưa bạn đi tìm hiểu về phân loại marketing theo đặc trưng riêng. Dựa vào từng đặc điểm đó sẽ giúp ta biết được doanh nghiệp mình phù hợp hay đang thuộc với loại marketing nào. Qua đó, giúp doanh nghiệp có những định hướng về marketing rõ ràng, hiệu quả hơn.
Lĩnh vực hoạt động.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng được thành lập nhiều với đa dạng các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt marketing thì được chia thành Marketing kinh doanh và marketing phi kinh doanh.
- Marketing kinh doanh là marketing được các doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích kinh doanh, sinh lời như Marketing trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Marketing phi lợi nhuận: Là marketing hoạt động vì lợi ích đem lại cho cộng đồng, xã hội như các hình thức marketing trong lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, chính trị,….
Tầm vóc, quy mô hoạt động.
Trong phân loại marketing thì không thể không kể đến phân loại theo tầm vóc, quy mô hoạt động. Vì bất cứ một loại hình kinh doanh nào cũng có những quy mô hoạt động khác nhau. Căn cứ vào quy mô, tầm vóc cũng giúp ta thấy được sự phát triển cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những định hướng phát triển đó thì marketing được chia thành 2 loại là marketing vi mô, marketing vĩ mô.
- Marketing vi mô: là hoạt động marketing được thực hiện bởi các doanh nghiệp theo hướng ảnh hưởng tới khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh. Từ những sự tác động đó giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển hơn trong ngành hoạt động kinh doanh của mình.
- Marketing vĩ mô: là hoạt động được điều hành bởi chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế cũng như thị trường trong nước. Những hoạt động này ảnh hưởng tới đời sống của toàn dân cũng như sự phát triển của nước nhà.
Phạm vi hoạt động.
Do đất nước ngày càng có xu hướng hội nhập quốc tế. Vì thế phân loại marketing theo phạm vi cũng được ra đời. Nó giúp ta thấy được sự ảnh hưởng của các nền kinh tế nước ngoài đến từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ các hoạt động marketing toàn cầu.
Tương tự như cách phân loại marketing dựa vào quy mô hay lĩnh vực kinh doanh thì theo phạm vi cũng được phân thành 2 nhóm chính là Marketing trong nước và marketing quốc tế.
-
- Marketing trong nước: là các hoạt động marketing được các doanh nghiệp áp dụng trong phạm vi quốc gia. Thông thường là các doanh nghiệp trong nước (vừa, nhỏ).
- Marketing quốc tế: là hoạt động marketing được phủ sóng trên nhiều nước, thậm chí là toàn cầu và thường áp dụng cho các doanh nghiệp đa quốc gia.
Khách hàng.
Khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động marketing. Không có khách hàng thì sẽ không có hoạt động marketing. Để hoạt động marketing được hiệu quả hơn thì bạn nên chia những khách hàng có đặc tính giống nhau vào một nhóm. Điều này giúp các hoạt động marketing đánh sâu được vào tâm lý các nhóm đối tượng một cách dễ dàng hơn.
Vì thế, phân loại marketing dựa vào khách hàng thường được chia thành 2 nhóm: Marketing tổ chức và marketing người tiêu dùng.
- Marketing tổ chức: Đối tượng mà marketing nhắm tới đó chính là các tổ chức trung gian, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ,….
- Marketing người tiêu dùng: Marketing được tổ chức ra để phục vụ nhu cầu cho cá nhân người tiêu dùng, hộ gia đình,….
Đặc điểm và cấu cấu tạo của sản phẩm.
Cũng giống như phân loại marketing trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nó cũng được chia thành 2 nhóm: marketing hữu hình và marketing vô hình.
- Marketing hữu hình: là hoạt động marketing nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu, cung cấp các sản phẩm hữu hình như thực phẩm, tv, tủ lạnh,….
- Marketing vô hình: Các đối tượng mà hoạt động marketing hướng đến đó là các sản phẩm dịch vụ như bảo hiểm, tour du lịch, vận chuyển,….
Vì thế, phân loại marketing theo đặc điểm và cấu tạo sản phẩm sẽ giúp chúng ta biết được doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hay công nghiệp. Qua đó, giúp các thông điệp được rõ ràng, ý nghĩa hơn trong các hoạt động marketing. Từ đó, giúp hoạt động marketing đạt hiệu quả hơn.
Kết luận.
Trên đây là những thông tin về phân loại marketing mà ILACA muốn đem đến cho bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường trở thành một marketer giỏi cũng như sẽ giúp bạn giải quyết được những khó khăn khi xây dựng một chiến lược marketing. Cuối cùng, ILACA hi vọng bạn có thể chạm được đến điểm cuối cùng mà bạn đang hướng tới.
CÔNG TY TNHH MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
Email: infoilacatravel@gmail.com
Website: https://ninhthuantravels.com/
Zalo:0888.246.685 (ILACA)