Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện hay nhất

Kịch bản tổ chức sự kiện luôn là linh hồn của mỗi sự kiện, có vai trò quyết định sự thành công của sự kiện. Tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm làm kịch bản, hoặc cân bằng các yếu tố trong khi viết một kịch bản cho sự kiện.

Với thâm niên 10 năm trong việc tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp, dưới bài viết này sự kiện Việt Hà sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về cách viết kịch bản, và gợi ý các kịch bản thường gặp nhé ! Cùng tìm hiểu nào

1. Nắm được thông tin cơ bản của sự kiện

Sự kiện của bạn được tổ chức như thế nào, địa điểm ở đâu, những ai tham gia,… là những thông tin mà chắc chắn bạn phải biết trước khi tổ chức sự kiện.Hãy lưu ý đến yếu tố kinh phí, vì đây cũng là yếu tố mà bạn nên cân nhắc nữa nhé, đừng quên điều này vì kinh phí sẽ quyết định sự kiện được tổ chức như thế nào.

Nắm được thông tin cơ bản của sự kiện
Nắm được thông tin cơ bản của sự kiện

Để nắm được thông tin, bạn có thể căn cứ theo quy tắc 5W1H:

  • What – Mục tiêu cần đạt được là gì?
  • Who – Đối tượng tổ chức sự kiện là ai? Khách hàng, CBNV, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác… Họ có đặc điểm gì: Độ tuổi bao nhiêu, những đặc tính gì nổi bật..
  • Where –  Địa điểm tổ chức sự kiện ở đâu? Tổ chức ngoài trời cần kịch bản ra sao? Trong khán phòng như thế nào? Kịch bản phòng trường hợp bất trắc xảy ra…
  • Why – Tại sao nên đưa ra những phương án triển khai tổ chức sự kiện như kịch bản?
  • When – Sự kiện diễn ra khi nào? Trong vòng bao lâu?
  • How – Làm thế nào để đạt được những câu hỏi nêu trên?

2. Phân loại kịch bản tổ chức sự kiện

Phân loại theo loại hình sự kiện

Sự kiện họp báo, tri ân khách hàng khác với sự kiện vui chơi, sự kiện ngoài trời,… chình vì thế mà bạn cần hiểu rõ sự kiện chuẩn bị diễn ra là sự kiện gì, nên tổ chức với hình thức ra sao,.. Điều này dựa nhiều vào những thông tin bạn tìm hiểu về sự kiện.

Phân loại theo mục đích sử dụng

  • Kịch bản chương trình sự kiện tổng quát: Là tất cả những gì bạn cần để điều phối chương trình sự kiện hôm đó: Từ công tác chuẩn bị, đón tiếp, MC, kỹ thuật, văn nghệ, chương trình giao lưu, … tất tần tật mọi thứ.
  • Kịch bản chương trình chi tiết cho MC: Là kịch bản bao gồm lời dẫn của MC, các chương trình chính, phụ, chương trình giao lưu khán giả,… để MC đọc trên sân khấu
  • Kịch bản âm thanh, ánh sáng cho đội ngũ kỹ thuật: Giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu rõ chương trình để điều chỉnh âm thanh ánh sáng cho phù hợp

3. Những lưu ý khi viết kịch bản mẫu tổ chức sự kiện

  • Đảm bảo kết cấu đủ 3 phần: Mở đầu, nội dung chính, kết thúc.
  • Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết.
  • Thời lượng chương trình phù hợp: Thời gian tổ chức không nên quá dài hoặc quá ngắn bạn nhé.
  • Nội dung đảm bảo tính logic: Các phần của sự kiện cần được kết nối với nhau, để thể hiện đúng tinh thần của sự kiện
  •  Điểm nhấn trong sự kiện: Điểm nhấn là những gì mà mọi người nhớ nhất về sự kiện, bạn nên chuẩn bị tốt nhất cho điểm nhấn sự kiện nhé!
  • Những lưu ý khi viết kịch bản mẫu tổ chức sự kiện
    Những lưu ý khi viết kịch bản mẫu tổ chức sự kiện

4. Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện cơ bản 

4.1 Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện ngày hội gia đình

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI GIA ĐÌNH

Địa điểm: …

Thời gian dự kiến: Từ 15h30 – 20h30, ngày… tháng … năm ……….

Thời gian Nội dung
15h30 – 16h15 Hoạt náo viên đón tiếp, tặng quà cho các bé, các thành viên và gia đình.
16h15 – 16h30 – Tập trung toàn bộ thành viên tại khu vực sân khấu để tổ chức warm-up.

-Các đại diện lên phát biểu khai mạc chương trình

16h30 – 18h00 Tham gia các không gian vui chơi.
18h00 – 18h30 Nghỉ ngơi, thay trang phục để chuẩn bị tham gia chương trình buổi tối
18h30 – 19h15 – Dùng tiệc

– Chương trình văn nghệ xen kẽ

19h15 – 19h45 Chương trình Gala dinner

– Hoạt náo viên mời các bé lên sân khấu để cùng múa, hát tập thể

– Lễ tri ân tới thân nhân, gia đình của CBNV công ty

– Phát biểu chia sẻ của đại diện người thân cán bộ nhân viên

– Phát biểu của đại diện Ban lãnh đạo công ty

19h45 – 20h30 – Tiết mục văn nghệ

– Tiết mục ảo thuật

– Gameshow sân khấu & tặng quà

2030 Kết thúc chương trình

4.2 Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện họp lớp

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP, HỌP KHÓA

Địa điểm: …

Thời gian dự kiến: 11h  – 14h30, ngày … tháng … năm ……

Thời gian Nội dung
11h00 – 11h30 Tiếp đón các thành viên, hướng dẫn vào khu vực tổ chức, ổn định chỗ ngồi
11h30 – 11h40 Trình chiếu video clip về lớp hoặc 01 tiết mục văn nghệ mở màn
11h40 – 11h50 MC giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu, thầy cô (nếu có) đến dự chương trình
11h50 – 11h55 Giới thiệu ban liên lạc lâm thời. 
11h55 – 12h30 Nghi thức khai tiệc:

– Đại diện ban liên lạc lên khai tiệc

– Mọi người cùng nâng ly chúc mừng

– Thưởng thức tiệc

12h30 – 12h35 Tiết mục từ nội bộ lớp
12h35 – 13h00 Game show sân khấu
13h00 – 13h30 Chia sẻ của các thành viên về cuộc sống hiện tại
13h30 – 14h00 Chương trình karaoke, văn nghệ cây nhà lá vườn của các thành viên
14h30 Chụp ảnh, kết thúc chương trình

4.3 Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện kỷ niệm thành lập

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH LỄ KỶ NIỆM THÀNH LẬP

Địa điểm: …

Thời gian dự kiến: Từ 18h – 20h30, ngày … tháng …năm………

Thời gian Nội dung
18h – 18h30 Tiếp đón các thành viên, hướng dẫn vào khu vực tổ chức, ổn định chỗ ngồi.
18h30 – 18h40 Văn nghệ chào mừng
18h40 – 18h45 MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
18h45 – 18h50 Trình chiếu video giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp
18h50 – 19h05 Lễ vinh danh những cá nhân đã có đóng góp tích cực cho công ty
19h05 – 19h10 Lãnh đạo công ty phát biểu & khai tiệc
19h10 – 19h15 Tiết mục biểu diễn
19h45 – 20h30 Gameshow sân khấu và tặng quà
20h30 Kết thúc, chụp ảnh tập thể

4.4 Mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện họp báo

KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỌP BÁO RA MẮT SẢN PHẨM MỚI

Địa điểm: …

Thời gian dự kiến: Từ 8h30 đến 9h45, ngày … tháng … năm ….

Thời gian Nội dung
8h30 – 9h00 Đón tiếp khách mời

– PG đón tiếp khách mời

– BTC thông cáo báo chí, lấy danh sách phóng viên tham dự

– Sắp xếp phỏng vấn trước chương trình

9h00 – 9h05 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
9h05 – 9h10 Đại diện Ban lãnh đạo công ty phát biểu khai mạc
9h10 – 9h20 Giới thiệu sản phẩm mới
9h20 – 9h25 Lễ trao chứng nhận nhà phân phối (nếu có)
9h25 – 9h30 Phát biểu của khách mời (nếu có)

5. Mẫu kịch bản tổ chức sự kiện chi tiết 

Ngoài những mẫu kịch bản với dàn ý cơ bản nêu trên, ILACA  gửi tới bạn đọc mẫu kịch bản sự kiện chi tiết về đêm hội trăng rằm

Hy vọng dựa vào những mẫu sẵn có này, bạn đọc có thể xây dựng cho chương trình một kịch bản chương trình thật phù hợp và ý nghĩa. 

1- Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện

Cuội bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên:
Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi dưới kia thế nhỉ?
– Sao giờ này Chị Hằng còn chưa tới nhỉ? (Xem đồng hồ rồi lấy I-phone ra gọi chị Hằng)
– Alo! Chị Hằng ạ! Lại tắc đường à chị??? Huhu
– Huhu Chị Hằng không chơi với em! Huhu
Chị Hằng xuất hiện: Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này?
Thôi đừng khóc nữa các bé lêu lêu kìa? Lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa!!!
– Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn e xuống trần gian.
Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?
Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy em, cùng đi thôi

Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện
Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện

2- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

Cuội: Các bé thân mến, hàng năm cứ vào dịp tết trung thu, từ các ngõ ngách thôn quên đến những khu phố sầm uất trên khắp đất nước, các bạn thiếu nhi đều náo nức rước đèn phá cỗ.

Chị Hằng: Hòa chung cùng niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?

Cuội + chị Hằng:  Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu)

Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.

3- Phá cỗ chơi trò chơi

Trước hết, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ độc đáo của chính các bạn nhỏ trong chương trình hôm nay nhé. Sau đây là bài hát “Đêm trung thu” do chú Xuân Thu sáng tác, được thể hiện bởi bạn …

Cuội: Các bé vừa được nghe hát, xem nhảy rồi. Bây giờ các bé có thích chơi trò chơi không nào? Trước khi vào trò chơi chính thức, chú Cuội và chị Hằng sẽ cùng chơi trò xé nháp với các bé nhé. Khi chú Cuội hỏi to: Nháp đâu, nháp đâu?

Các bé sẽ hô to: Nháp đây, nháp đây. Khi chú Cuội hô to: Xé nháp thì các bé sẽ hô to: Xoẹt nhé.

Phá cỗ chơi trò chơi
Phá cỗ chơi trò chơi

Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêu

Chị Hằng sẽ treo 4 chiếc niêu trên cao kia, các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng.
Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ tham gia chơi trò chơi này nào. Bé nào đập được niêu sẽ được nhận phần quà đặc biệt của chương trình.
Chị Hằng: Kết thúc phần trò chơi vừa rồi, chúng ta sẽ cùng thưởng thức thêm một tiết mục múa đến từ các bé…
Cho chị hỏi các bạn nhỏ? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng nhỉ? (mặt trăng) đúng rồi. Vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “ Tuổi của trăng” nhé.

Trò chơi 2: Đoán tên nhân vật cổ tích

Cho chị hỏi là các bé ở đây có thích truyện cổ tích không nhỉ? Trò chơi này sẽ liên quan tới truyện cổ tích đó nha.
Cuội sẽ miêu tả đặc trưng tiêu biểu của nhân vật. Các bé sẽ đoán xem đó là nhân vật nào nhé,
– Bống bống bang bang. Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người là của nhân vật cổ tích nào? (cô Tấm)
– Đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang trở về? Và có niêu cơm thần ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy? (Thạch Sanh)
– Quả dưa hấu gắn liền với câu chuyện cổ tích về nhân vật nào? (Mai An Tiêm)

Kết thúc chương trình

Cuội: Các em nhỏ thân mến, trung thu năm nay với chị Hằng và chú Cuội có thật nhiều ý nghĩa khi được xuống trần gia vui vầy phá cỗ với các em nhỏ. Trăng vàng vành vạnh đang gọi chúng ta rồi các bé ạ. Chị Hằng và chú Cuội sẽ tạm biệt các em nhỏ tại đây nhé.
Chị Hằng: Để có được chương trình Vui hội trăng Rằm ý nghĩa như năm nay, chúng ta hãy cùng gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cảm ơn…đã tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức một đêm hội thật vui.
Trước khi Cuội về với gốc đa và chị Hằng về chơi với thỏ ngọc thì chị em ta hãy cùng hát một bài hát thật vui, tặng quà cho các bé nhé.

Chị Hằng và chú Cuội cũng xin gửi lời chúc đến toàn thể các vị đại biểu tham dự chương trình, các vị khách quý, các gia đình, các bé

Trên đây là các mẫu kịch bản chương trình tổ chức sự kiện hay nhất do https://tochucsukienhanoi.com.vn/ tổng hợp được, với kinh nghiệm nhiều năm, sự kiện ILACA  tự tin tổ chức các sự kiện thành công cho quý công ty, rất mong được đồng hành cùng quý công ty trong các sự kiện sắp tới! Hãy cùng truy cập https://tochucsukienhanoi.com.vn/ để theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)