Bao gồm: Bánh tét đòn (Tapei anăng baik) và bánh tét cặp (Tapei anung banah)

Bánh tét đòn (Tapei anăng baik) của người Chăm cũng có phần giống với bánh tét của người Việt và người Raglai là một trong những loại bánh truyền thống của người Chăm được dùng trong những ngày lễ quan trọng. Để có được chiếc bánh tét thơm ngon cần có những nguyên liệu sau đây:
Gạo nếp (điệp) và đậu (ralak) không thể thiếu. Người Chăm dùng hai loại gạo nếp chính là loại Điệp kalu có màu trắng, hột tròn có mùi thơm mướp hương, ăn rất dẻo và loại Điệp gilai, trắng, hạt dài, dẻo và thoảng hương thơm nhẹ.

Gạo nếp được vo sạch sau đó ngâm khoảng nửa tiếng rồi đổ ra rổ để ráo. Lấy lá chuối (hala pakei), nếu có lá chuối chát càng ngon hơn bánh sẽ có màu xanh và mùi thơm dễ chịu.
Lá chuối dùng để gói bánh được đem phơi ngoài nắng cho héo, lá bánh sẽ dai và không bị rách. Đậu thì có các loại Đậu (ralak) như đậu phộng (ralak lauw), đậu đen (ralak juk) đậu này đem vo sạch rồi trộn chung với nếp. Cách gói bánh tét là dùng hai lớp lá chuối để lót sau đó để nếp, đậu vào rồi cuộn tròn lại, dùng dây lạt giang (kanuôr tiang) để buộc, dùng tay xiết chặt cuộc chắt cho đòn bánh được dẻ được ngon. Gói xong đem đi luộc từ 5 – 6h là bánh chín. Bánh tét được dùng nhiều trong các ngày Lễ hỏi, Lễ cưới, Đám giổ, Đám tang, Lễ cúng gia tiên. …Ngày nay bánh tét người Chăm có thêm nhân lạt (kati taba) và nhân mặn (kati băk) do du nhập từ cách làm bánh của các tộc người sống gần nhau.
Bánh tét nhân lạt thì nhân thường là đậu nấu chín, dã nhuyễn rồi trộn với đường (saradang) để làm nhân cũng giống như bánh tét của người Kinh.

Còn nhân mặn là sử dụng thịt ướp gia vị vừa ăn có thể dùng thịt sống hoặc thịt đã luộc sơ nhưng khác dân tộc Kinh dùng thịt heo làm nhân mặn, còn người Chăm lại dùng thịt bò. Vào những ngày lễ, ngày giỗ chiếc bánh tét luôn có mặt trên mâm cúng của người Chăm nó được xem là chiếc bánh truyền thống của người Chăm không thể thiếu để dâng cúng cũng như tiếp đãi khách.

Bánh tét cặp (Tapei anung banah)

Cách làm và nguyên liệu cũng như bánh tét đòn, bánh tét cặp thường được dùng để dâng cúng là loại không có nhân (kati) và bánh được gói có kích thước ngắn hơn có hình bán nguyệt. Khi buộc lạt họ sẽ ghép hai bánh lại với nhau cho đối xứng và tạo thành bánh đòn cặp, Bánh được luộc trực tiếp trong nước đun sôi cũng khoảng thời gian 4h – 5h để bánh chín. Bánh tét cặp được dùng chủ yếu trong giỗ kỵ (patrip), cúng gia tiên (Pabăng mukkei) đám tang (padhi).

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số điện thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)