Mục lục
- Content Creator là gì và hành trình trở thành một Content Creator chuyên nghiệp
- Content Creator là gì?
- Giải đáp công việc của một Content Creator là gì?
- Những kỹ năng cần có để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp
- Một số công cụ nghiên cứu, tìm nội dung hữu ích cho Content Creator
- Một số cách để đo lường và đánh giá hiệu quả cho Content Creator
- Kết luận
Content Creator là gì và hành trình trở thành một Content Creator chuyên nghiệp
Content Creator đang là cái tên đang rất HOT trong ngành Marketing hiện nay. Thế nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết content creator là nghề gì và làm sao để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp. Nếu vậy hãy tham khảo bài viết “Content Creator là gì? Hành trình trở thành một Content Creator chuyên nghiệp” của chúng tôi ngay dưới đây để giải đáp ngay thắc mắc này.
Content Creator là gì?
Content Creator là người vận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thu hút khán giả luôn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người xem thông qua sự sáng tạo về nội dung của mình trên các nền tảng mạng xã hội.
Khác với Content Writer chi thiên về viết lách trên các website, blog hay các copywriter chỉ thiên về viết lời quảng cáo, slogan,… Content Creator rất đa năng và làm được nhiều việc hơn rất nhiều.
Content Creator có thể là nhà văn, người viết lách, beauty bloggers, youtuber hay blogger… Những nhà sáng tạo nội dung này có thể đóng góp vào bất kỳ nội dung nào như: blog, tin tức, hình ảnh, video, âm thanh, email, và các nội dung liên quan khác.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một Content Creator, tuy nhiên để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp, có tầm ảnh hưởng lớn lại là một chuyện không hề dễ dàng. Để trở thành Content Creator, trước tiên bạn cần biết cách viết content để xây dựng những kỹ năng viết cơ bản. Sau đó, bạn cần tạo được cho mình một phong cách riêng cùng với một niềm đam mê mãnh liệt với nghề sáng tạo nội dung để có thể trở thành một Content Creator chuyên nghiệp trong tương lai.
⇒ Xem thêm:
Viết content là gì? Cấu trúc content chuẩn là như thế nào?
Blog nghĩa là gì?
Cách viết content thu hút khách hàng
Giải đáp công việc của một Content Creator là gì?
Content Creator là làm gì? Vấn đề này hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Có thể nói Content Creator làm tất cả những công việc giúp thương hiệu doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp định vị vị trí của doanh nghiệp. Cụ thể, Content Creator cần phải viết bài, chụp ảnh và thiết kế hình ảnh, biên tập video, đăng tải nội dung và quản lý thông tin, dữ liệu để mang lại hiệu quả.
Phạm vi công việc của một Content Creator là không giới hạn. Tùy thuộc vào vị trí, chức vụ đặc thù trong công việc của bạn trong từng tổ chức mà Content Creator sẽ đảm nhiệm các công việc cơ bản như:
- Thực hiện xây dựng ý tưởng, chiến lược, lập kế hoạch cho những dự án truyền thông,…
- Viết nội dung, xây dựng kịch bản lời thoại, slogan, bài đăng trên các phương tiện truyền thông, nội dung email marketing, nội dung tạp chí, website,… Đây là những công việc liên quan đến viết của một Content Creator.
- Content Creator cần phải kết hợp cùng bộ phận designer, video Production để hoàn thành sản phẩm và ấn phẩm. Đồng thời Content Creator có thể làm công việc của một Production, designer để thực hiện các dự án tùy trường hợp công việc yêu cầu.
- Content Creator cần hỗ trợ cho quá trình quảng cáo trực tuyến, chạy event, tổ chức sản xuất.
Nếu bạn đảm nhận vai trò là một quản lý Content Creator sẽ cần thực hiện những công việc như:
- Sắp xếp và quản lý công việc, phân công từng công việc cho các thành viên trong nhóm.
- Kiểm tra và duyệt bài.
- Lên kế hoạch đào tạo chuyên môn cho nhân sự, tổ chức sáng tạo xây dựng ý tưởng mới.
- Thực hiện đánh giá và đo lường hiệu quả công việc.
- Đảm bảo quy trình thực hiện công việc hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ.
Những kỹ năng cần có để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp
Để có thể trở thành một Content Creator chuyên nghiệm bạn cần có những kỹ năng quan trọng cần thiết sau:
Kỹ năng đọc, phân tích và viết ngôn ngữ
Nắm vững và vận dụng tài tình kỹ năng ngôn ngữ là điều mà bất kỳ Content Creator nào cũng cần có. Với mỗi một ngành nghề, mỗi một độ tuổi hay một chân dung khách hàng khác nhau, bạn cần lựa chọn những từ ngữ viết riêng biệt và phù hợp để thể hiện được đúng insight của khách hàng.
Để có thể làm được điều này, quan trọng nhất là bạn phải có vốn từ vựng phong phú và khả năng sử dụng từ ngữ tốt. Chính vì vậy bạn cần rèn luyện những thói quen như đọc nhiều sách, sản xuất nội dung thường xuyên bằng bất kể hình thức nào để phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Đọc thêm: Tầm quan trọng của Content ECommerce
Xây dựng kỹ năng quan sát
“Quan sát” trong ngành Content Creator không chỉ là dùng thị giác để ngắm nhìn mà hãy dùng tất cả mọi giác quan trên cơ thể, để cảm nhận những vấn đề của cuộc sống.
Cái hay của một người làm Creator giỏi không phải đến từ việc người đó sáng tạo ra một cái mới hoàn toàn, mà là việc họ biết biến những điều bình thường trở thành những điều mới lạ. Để có thể làm được điều này, kỹ năng quan sát, nhìn nhận và phân tích sâu vấn đề mà điều vô cùng quan trọng.
Có kỹ năng tư duy hình ảnh
Trong thời điểm mà ngành Content Creator đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc có một ấn phẩm đẹp để hỗ trợ cho nội dung giúp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn là điều đặc biệt cần thiết.
Do đó, không có gì lạ nếu đòi hỏi ở một Content Creator kỹ năng tư duy hình ảnh tốt. Vì vậy bạn hãy cố gắng trau dồi khả năng thẩm mỹ, tư duy hình ảnh và các nguyên tắc của thị giác cơ bản để sẵn sàng dấn thân vào công việc này.
Kỹ năng sáng tạo
Sáng tạo trong marketing nói chung và trong ngành content nói riêng là điều không thể thiếu. Việc tạo ra những campaign đầy sáng tạo và độc đáo giúp sản phẩm của bạn tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng là điều rất cần thiết.
Do đó, kỹ năng sáng tạo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của Content Creator. Tuy nhiên như chúng tôi đã đề cập ở trên, để sáng tạo thành công, điều quan trọng nhất là bạn phải tìm ra những sự độc đáo và khác biệt ở ngay những điều gần gũi nhất trong cuộc sống.
Ngoài những kỹ năng trên, một Content Creator chuyên nghiệp còn cần trang bị những kỹ năng làm việc cơ bản như: làm việc nhóm, tự quản lý thời gian, suy nghĩ độc lập và quan trọng nhất là TIẾNG ANH.
Xem ngay: Evergreen Content Là Gì?
Một số công cụ nghiên cứu, tìm nội dung hữu ích cho Content Creator
Để giúp quá trình sáng tạo nội dung của bạn trở nên dễ dàng hơn bạn hãy tham khảo một số công cụ nghiên cứu, tìm nội dung hữu ích cho Content Creator ngay dưới đây.
Ubersuggest
UberSuggest là một công cụ hiệu quả dùng để nghiên cứu từ khóa. Chức năng chính của UberSuggest là hỗ trợ tìm kiếm các từ khóa liên quan và đề xuất thêm các từ khóa hữu ích. Với công cụ này, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều gợi ý hay ho về từ khóa để phục vụ cho công việc SEO.
Giao diện cũng như cách sử dụng của công cụ UberSuggest rất đơn giản. Bạn chỉ cần điền từ khóa mà bạn đang quan tâm vào ô trống sau đó bấm Suggest, công cụ này sẽ tự động tổng kết các thông tin và hiển thị danh sách các từ khóa liên quan mà bạn cần tìm.
Sau khi đã có các từ khóa ưng ý, bạn hãy phân loại, sắp xếp các từ khóa này theo từng nhóm, từng chủ đề khác nhau. Sau đó, bạn hãy sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác như Google Keywords Planner và Google Trends để lên kế hoạch sử dụng các từ khóa một cách hiệu quả nhất.
Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ phân tích tuyệt vời mà các Content Creator không thể bỏ qua. Ahrefs là một Big Data giống như Google, thường được sử dụng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, xây dựng liên kết (backlinks), đồng thời tìm kiếm cơ hội tăng traffic website.
Để sử dụng Ahrefs, bạn chỉ cần vào Site Explorer => nhập tên miền đối thủ => Organic search => Organic Keywords. Ngay sau đó, bạn đã có trong tay danh sách từ khóa của đối thủ. Đặc biệt bạn có thể dùng bộ lọc theo lượng truy cập để biết từ khóa nào đang mang về nhiều traffic nhất, sau đó triển khai viết một bài dựa trên từ khóa đó để kéo lượng truy cập đổ về website của mình.
Keyword Planner
Google Keyword Planner (hay còn gọi là Google Keyword Tool) là công cụ tuyệt vời giúp người dùng xác định đối tượng mục tiêu mà họ đang tìm kiếm. Hay nói cách khác, Google Keyword là công cụ cho phép bạn tìm các từ khóa thích hợp nhất với nhu cầu công việc của bạn.
Keyword là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của một chiến dịch quảng cáo. Vậy nên việc sử dụng Google Keyword Planner sẽ giúp các SEOer dự đoán được những điều cần thiết để phát triển tốt dự án quảng cáo của mình.
Chính vì vậy việc càng tìm hiểu sâu và thành thạo kỹ năng sử dụng công cụ Keyword Planner thì lợi ích nó đem lại cho bạn càng nhiều. Bất kì một SEOer nào cũng nên sử dụng thành thạo công cụ này trong nghiên cứu từ khóa và để đưa ra định hướng hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
Youtube Analytics
Youtube Analytics cung cấp cho bạn tất cả những thông tin thiết yếu liên quan đến kênh YouTube của mình. Một số thẻ trên Youtube Analytics mà bạn cần phải biết như:
- Phần thẻ “Tổng quan” cung cấp cho bạn những thông tin vắn tắt về hiệu suất hoạt động của kênh và video.
- Thẻ “Chỉ số” cho biết số lượt xem, thời gian xem, số người đăng ký và doanh thu ước tính
- Thẻ “Phạm vi tiếp cận” cung cấp cho bạn những thông tin về cách khán giả tìm thấy kênh của bạn.
- Thẻ “Mức độ tương tác” cung cấp thông tin về thời lượng khán giả xem video của bạn.
- Thẻ “Chỉ số chính” cho biết thời gian xem và thời lượng xem trung bình trên kênh YouTube của bạn.
Nếu bạn tham gia Chương trình Đối tác YouTube, thẻ “Doanh thu” sẽ giúp bạn theo dõi thu nhập của bạn trên YouTube. Thẻ chỉ số cho bạn biết doanh thu ước tính, doanh thu mỗi nghìn lượt xem và chi phí mỗi nghìn lượt hiển thị quảng cáo dựa trên số lượt phát video của bạn.
Buzzsumo
Cùng với tư duy marketing của mỗi người, ILACA tin rằng, công cụ Buzzsumo thật sự là cánh tay phải đắc lực giúp bạn chiến thắng trong cuộc đua của những Content Creator giỏi.
Buzzsumo là một công cụ tuyệt vời giúp bạn tìm kiếm những người có ảnh hưởng phù hợp để giúp bạn phát triển doanh nghiệp và nâng cao nhận thức về thương hiệu mà bạn đang xây dựng. Buzzsumo cũng là công cụ tuyệt vời cho việc nghiên cứu các xu hướng truyền thông xã hội và sự cạnh tranh trên thị trường của bạn.
Với Buzzsumo, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu những nội dung mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang chia sẻ, những chủ đề mà họ xếp hạng tốt nhất. Đây sẽ là những dữ liệu tuyệt vời để bạn phân tích và nghiên cứu để xây dựng chiến lược marketing phù hợp.
Buzzsumo là một ứng dụng cao cấp, vì vậy bạn sẽ cần phải lựa chọn kế hoạch phù hợp nhất với nhu cầu để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được bản dùng thử miễn phí 7 ngày, vì vậy bạn nên nghiên cứu và dùng thử trước khi đăng ký phiên bản trả tiền để cân nhắc mức độ phù hợp với công việc của bạn.
Đọc ngay:
- Ý tưởng làm youtube
- Content Syndication Là Gì?
- SEO Traffic và Cách để tăng Organic Traffic hiệu quả
Một số cách để đo lường và đánh giá hiệu quả cho Content Creator
Có một số cách để đo lường và đánh giá hiệu quả của Content Creator. Dưới đây là một số cách đo lường hiệu quả phổ biến nhất hiện nay:
Theo dõi Traffic (lưu lượng truy cập)
Traffic cho website chính là yếu tố đặc biệt quan trọng khi đo lường hiệu quả Content trên blog. Tuy nhiên, bên cạnh việc nhìn vào con số (traffic), bạn cũng cần nắm được những người quan tâm sản phẩm của bạn thực sự đang mong muốn gì.
Để đo lường hiệu quả bạn nên tự trả lời những câu hỏi như: Độc giả của bạn đến từ đâu? Họ có dành thời gian ở lại bài viết lâu hay không? Họ có muốn đọc hết bài viết hay xem hết video đó không?
Số lượng người truy cập chỉ là một con số tương đối, chúng không nói lên quá nhiều về chất lượng content của bạn. Vì vậy, để hoạt động content hiệu quả nhất, bạn nên tập trung vào yếu tố chất lượng để có cái nhìn tổng quát nhất về những gì đang xảy ra, từ đó có kế hoạch tiếp theo.
Pageviews (số lần xem trang)
Bạn có thể dùng nhiều công cụ khác để biết được số lượng người ghé thăm website hay blog của bạn. Tuy nhiên bạn sẽ không biết họ đang thực sự làm gì. Nhưng với page views, nó sẽ thể hiện người dùng có thực sự quan tâm những vấn đề hiện có trên website của bạn hay không. Page views là một trong những chỉ số quan trọng nhất và thường được xuất hiện trong các báo cáo về hoạt động của website.
Page views càng tăng cao càng cho thấy được người dùng đang ngày càng quan tâm và gắn kết với website hơn. Nguyên nhân của việc này có thể là do nội dung trên trang ngày càng thu hút họ hơn. Những website cung cấp những nội dung hay cùng khả năng điều hướng người dùng tốt sẽ dễ dàng thu được một lượng pageviews lớn cùng một trải nghiệm người dùng tốt.
Nghiên cứu Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)
Bounce rate là chỉ số thống kê tỷ lệ lượng người vào website của bạn và lập tức rời đi. Họ không hề tương tác, không nhấn vào xem thêm nội dung gì khác. Bên cạnh đó, nhìn vào bounce rate, các bạn cũng có thể thấy phần trăm người ghé thăm ở lại trang trong một thời gian cụ thể và những hoạt động tương tác khác của họ. Đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai và bạn có thể lên kế hoạch để hướng tới thu hút đối tượng khách hàng này.
Một website với lượng bounce rate càng thấp thì càng tốt. Nếu bounce rate của website quá cao, bạn cần phải tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO) cho website, vì lượng bounce rate cao chứng tỏ nội dung của website bạn không đáp ứng được yêu cầu từ người dùng.
Nghiên cứu Time on page (thời gian trên trang)
Time on page là một chỉ số dùng để đo lường hiệu quả content marketing rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Bạn cần thường xuyên theo dõi yếu tố này để xác định những từ khóa hiện đang thu hút độc giả ở từng trang cụ thể.
Nếu thời gian độc giả ở lại trang lâu, điều này chứng tỏ nội dung của trang đang rất thu hút và hấp dẫn họ. Còn nếu website của bạn có nhiều người dùng chỉ ở lại trang vài giây thì chắc chắn bạn cần phải xem lại chất lượng nội dung trên website của mình.
Khi thời gian trung bình tại một trang cụ thể cao hơn nhiều so với trung bình của toàn bộ website, điều này chứng tỏ trang đang thu hút và tạo sự chú ý lớn của khách hơn những trang khác. Trong trường hợp này, bạn nên phân tích sâu nội dung tại những trang này, từ đó, rút ra những ưu điểm vượt trội của nó nhằm cải thiện chất lượng nội dung cho toàn bộ website.
Bên cạnh nội dung hấp dẫn, độ dài của bài viết cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện time on page. Độ dài bài viết blog được Google đánh giá cao hiện nay dao động từ 1500-1800 từ.
Thông thường, time on page trung bình tại các trang chứa infographic hay chứa nhiều hình ảnh và video thường sẽ cao hơn những trang nội dung thông thường khác. Điều này chứng tỏ độc giả hiện đang quan tâm đến nội dung trực quan và sinh động nhiều hơn. Từ đó, chúng ta sẽ xác định được một số quy chuẩn chung để đối chiếu với những dạng nội dung khác, sau đó hình thành chiến lược content marketing đạt hiệu quả cao nhất.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Content Creator là gì và hành trình trở thành một Content Creator chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngành Content Creator cùng những kiến thức cần có trong ngành này.
Và nếu bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ content Marketing Online uy tín thì ILACA chính là lựa chọn không thể hợp lý hơn. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, ILACA đã thành công có được sự tin tưởng và lựa chọn của đông đảo đối tác, khách hàng trong nhiều năm qua. Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách đầy đủ và chi tiết nhất nhé!
CÔNG TY TNHH MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
Email: infoilacatravel@gmail.com
Website: https://ninhthuantravels.com/
Zalo:0888.246.685 (ILACA)