Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ có nghi thức tổ chức hôn nhân khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tại Ninh Thuận có hai cộng đồng tôn giáo chính là Bàlamôn giáo và Hồi giáo hay gọi là Chăm Ahier và Chăm Awal. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con gái đi cưới chồng và sẽ về sống bên nhà vợ, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến nghi thức cưới hỏi của người Chăm tuy nhiên người Chăm Chăm Ahier thì không bị ảnh hưởng trong việc tổ chức cưới hỏi.

Thời gian tổ chức hôn nhân sẽ rơi vào ngày thứ 4 và bắt buộc phải là các ngày chẵn như 2,4,6,8,10,12 và 14 trong hạ tuần trăng (Klem) và được tổ chức vào các tháng 3,6,8 và 10 theo lịch Chăm.

Trong hôn nhân người Chăm mang tính biểu tượng cao còn được gọi là Jalan Pamâjieng, tính từ lúc hai người gặp nhau đến khi có con, vòng đời khởi đầu từ dạm hỏi, quan hệ cha mẹ, thu thai, mang thai đến sinh con, cho con bú, nằm ổ đẻ , đẻ sau 3 ngày. Tất cả đều được lý giải mang tính biểu tượng hay còn gọi là Padah tok

Nghi lễ hôn nhân của người Chăm Ahier trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu là lễ hỏi, lễ dứt lời, lễ đón rể và lễ cưới chính thức và cuối cùng là nghi lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ chồng, ông mai, cha mẹ hai bên.

Việc cưới hỏi diễn ra người Chăm còn khấn trình, báo cho các vị thần hay tin hỷ, các vị thần như Poli và Po Phua Mâh, họ xem như ông Tơ, bà Nguyệt đã đồng ý se duyên, Yang Po Yang Ama, Po Inâ, Po Inâ Naagar, Po per, Po Gru, Ong Buai Muk Grang (bà đỡ đẻ) và ông bà tổ tiên, thần thổ địa được thỉnh cầu, phù hộ cho cặp vợ chồng được hạnh phúc bên nhau trọn đời.

Tìm hiểu về các nghi lễ hôn nhân của người Chăm Ahier

Đầu tiên là lễ dạm hỏi.

Lễ dạm hỏi hay còn gọi là lễ hỏi ý kiến hai bên, cha mẹ bên nhà gái sẽ nhờ một người mai mối còn gọi là ông mai qua nhà đàn trai để hỏi ý nhà trai như thế nào. Ông mai sẽ mở lời hỏi nhà trai về việc kết sui gia của hai bên, cho phép qua lại, bên nhà trai đồng ý thì xem như lễ dạm hỏi đã xong. Thì hai bên gia đình công khai mối quan hệ, thân mật để chuẩn bị cho lễ hỏi. Trong phần lễ dạm hỏi này vai trò của ông mai rất quan trọng phải là người có tuổi, có uy tín, hiểu biết rõ về phong tục tập quán hai bên, ăn nói khéo léo. Đặc biệt là phải bí mật chọn được ngày tốt sẽ qua bên nhà trai vào ban đêm. Ông mai phải là người dễ gần, thân mật trò chuyện.

Lễ hỏi

Sau khi lễ dạm hỏi thành công thì cha mẹ hai bên đồng ý cho con cái nên nghĩa vợ chồng. Phần chuẩn bị sẽ do nhà gái chuẩn bị như bánh tét, bánh ngọt, trầu cau, rượu, bánh sakaya, chuối là những món không thể thiếu trong lễ hỏi của người Chăm, nhà gái sẽ trình báo với tổ tiên, để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

Đàn trai đại diện gồm có: ông trưởng tộc, cha mẹ chú rể, 2 đại diện chú, bác (khoảng 5 người) sẽ đi đến nhà đàn gái vào sáng thứ 2 để bàn bạc về lễ cưới.

Nội dung trong buổi gặp mặt giữa nhà trai và nhà gái bao gồm

+ Giới thiệu cha mẹ hai bên

+ Báo ngày giờ chính xác đưa chú rể sang

+ Bàn bạc về nghi thức đón nhà trai như thế nào

+ Thông báo nhà trai có bao nhiêu người đến nhà gái dự lễ cưới

+ Thảo luận về lễ vật đền ơn đáp nghĩa cha mẹ chồng

Lễ cưới của người Chăm Ahier

Trong lễ cưới có cha mẹ tinh thần hai bên là mỗi bên chọn cho mình một cặp cha mẹ tinh thần đại diện người được chọn là người có tuổi, gia đình hạnh phúc, con cháu có trai gái đầy đủ, tuổi từ 50 trở lên, hợp tuổi và có họ hàng với gia đình đứng ra đại diện trong lễ cưới.

Lễ cưới được diễn ra vào ngày thứ 4, đầu giờ chiều cha mẹ tinh thần hai bên sẽ cúng trình tổ tiên về việc tổ chức cưới, và đưa chú rể sang nhà gái.

Chú rể được chuẩn bị tươm tất như xức dầu thơm, chải tóc ngay thẳng và đi đến nhà cô dâu, đi đến nửa đường thì nhà cô dâu sẽ làm lễ đón chú rể với các lể vật như trầu cau, rượu, người cha tinh thần của chú rể sẽ cúng trình và đỡ đẻ hay còn gọi là Ong Buai Muk Grang, cùng thần linh và thần thổ địa. Tiếp theo chú rể được mời bước vào nhà cô dâu, cha tinh thần cô dâu và họ hàng bên cô dâu nhiệt tình đón tiếp, ngồi nghỉ ngơi, uống nước hay hút thuốc, sau đó cha tinh thần cô dâu vào phòng the để bắt đầu cho lễ se duyên và đợi chú rể tại cửa phòng the. Cha tinh thần chú rể sẽ cầm tay chú rể dẫn vào phòng the đưa cho cha tình thần của cô dâu và chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ, cha tinh thần chú rể trở ra ngoài và ngồi vào chỗ cha tinh thần cô dâu đã ngồi. Cha tinh thần cô dầu cầm tay chú rể đi đến ngồi kế cô dâu. Cha tinh thần cô dâu thực hiện lễ cúng se duyên và chúc phúc cho cô dâu, chú rể được trăm năm hạnh phúc. Tiếp tục là nghi thức ăn trầu kết duyên, cô dâu sẽ lấy một miếng trầu quét vôi vào và xé làm đôi đưa chú rể, chú rể thì cầm miếng cau bổ đôi đưa cô dâu. Hai người sẽ cùng ăn miếng trầu cau thể hiện tình cảm vợ chồng cùng chia sẻ ngọt bùi, mãi mãi bên nhau.

Cha tinh thần cô dâu ra lại phòng ngoài, chú rể cởi áo choàng ra để dưới chiếu, cô dâu lấy áo máng lên móc. Tiếp đến chú rể bưng khay trầu rượu ra ngoài và quỳ xuống trước cha mẹ tinh thần cô dâu, cha mẹ tinh thần cô dâu nâng ly trà rượu lên uống. Sau đó cha mẹ hai bên ra chào hỏi và mời dùng cơm có đầy đủ các món cơm, canh, xào, kho, hoa quả, hai bên dùng cơm trò chuyện vui vẻ, ăn xong hai bên nhà trai và nhà gái sẽ gửi gắm cô dâu, chú rể cho nhau và căn dặn những điều quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, chúc phúc cho 2 vợ chồng. Kết thúc lễ cưới, nhà gái tiễn nhà trai ra về. Sau 3 ngày, thì có tục nhà gái mang bánh trái sang nhà trai để thực hiện nghi lễ đền ơn đáp nghĩa (Taleh khan aw) công ơn sinh thành, dạy dỗ của cha mẹ, cha mẹ tinh thần đàn trai. Kết thúc, bên nhà gái và chú rể về lại nhà gái và bắt đầu cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ

Lễ cưới người Chăm mang đậm nét bản sắc văn hóa.

Bản sắc dân tộc Chăm thể hiện rõ qua trang phục cưới truyền thống, cô dâu mang váy trắng (Khen Plah), mặc áo chui đầu (Aw Toak hay Aw Luak) cũng màu trắng, tóc búi, trên đầu choàng cái khăn trắng, tai đeo bông chỉ đỏ, tay thì đeo còng và nhẫn, cổ đeo xâu chuỗi. Còn chú rể thì mang váy trắng, mặc áo truyền thống Chăm. Đầu cũng chít khăn vải trắng tay thì đeo chiếc nhẫn Mưta (Karah Mata). Cha tinh thần cũng mang váy trắng và mặc áo truyền thống Chăm, đầu chít khăn. Trang phục cưới người Chăm toát lên vẻ đẹp tinh khiết.

Những món ăn trong ngày cưới thì không thể thiếu cau, trầu, trà, rượu bánh các món cơm, canh, cá và trái cây.

Cho đến nay lễ cưới người Chăm Chăm Ahier ở Ninh Thuận vẫn được gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp vốn có.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA

  • Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
  • Số điện thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
  • Email: infoilacatravel@gmail.com
  • Website: https://ninhthuantravels.com/
  • Zalo:0888.246.685 (ILACA)