Marketing thương mại là gì? và những ý tưởng marketing độc đáo

Trong thời đại 4.0 như hiện nay, marketing được xem là một công cụ quan trọng để một doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng. Ứng với mỗi mục đích, nhu cầu kinh doanh mà lựa chọn hình thức marketing phù hợp. Đối với doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì marketing thương mại chính là cầu nối để kết nối với khách hàng hiệu quả nhất. 

Marketing thương mại là gì? 

Nói đến marketing, E.J McCarthy định nghĩa rằng: Marketing là một quá trình nhằm thực hiện các chuỗi hoạt động để đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách đoán trước nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng. Từ đó kiểm soát dòng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn mong đợi từ nhà sản xuất đến các khách hàng hoặc người tiêu thụ. 

Vậy còn marketing thương mại là gì? Nói một cách đơn giản thì đây là hoạt động tổ chức, điều hành những công việc nhằm đạt được mục tiêu hàng hóa được tiêu thụ một cách tốt nhất. Vậy mục tiêu cốt lõi mà marketing thương mại hướng đến là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong suốt quá trình tham gia vào thị trường. Còn đối với thị trường, hoạt động marketing này giúp đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất. 

Marketing thương mại là gì
Marketing thương mại là gì

Tóm lại, marketing thương mại là sự giao thoa giữa 3 nhân tố “chủ chốt” trên thị trường là khách hàng, điểm bán hàng và thương hiệu. Để marketing hiệu quả, các marketers phải tìm ra được biện pháp để khách hàng nhận diện được sản phẩm. 

⇒ Xem thêm:

Marketing trực tiếp là gì?

Design marketing là gì? Các kỹ năng cần có ở một design marketing

Những ý tưởng marketing thương mại độc đáo

Như đã nói, để marketing thành công trong thương mại, phải tạo nên sự kết hợp hài hóa giữa người bán, đại diện thương mại và khách hàng. Xuyên suốt từ khâu phân phối, quản lý cho đến định hướng đầu ra đều phải thỏa mãn được nhu cầu khách hàng một cách tối ưu nhất. 

Những ý tưởng marketing thương mại độc đáo
Những ý tưởng marketing thương mại độc đáo

Trong marketing, các marketer phải luôn là những “chú tắc kè hoa” để vừa biến tấu, vừa sáng tạo nhưng cũng phải biết cách thích nghi để cho ra những ý tưởng khôn khéo nhất. Dưới đây là những gợi ý về ý tưởng marketing thành công 

Tổ chức trò chơi offline tại điểm bán 

Tác dụng của những sự kiện, trò chơi offline tại điểm bán hàng

  • Tạo cảm giác thoải mái, hưng phấn cho khách hàng khi mua sắm;
  • Tiếp cận được lượng khách hàng cực lớn, đặc biệt là khách hàng tiềm năng thông qua cách để lại thông tin của khách hàng sau khi tham gia trò chơi;
  • Tiếp cận được lượng khách hàng liên quan nhờ lời quảng cáo, giới thiệu của những người tham gia hoặc hoạt động chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội;
  • Khuếch trương quy mô trò chơi cũng là cách để tăng khả năng nhận diện thương hiệu;
  • Tăng các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp như đối tác làm ăn, hợp tác hay mở rộng địa điểm bán hàng;
  • Đây cũng là một cách để bày tỏ lời cảm ơn đối với các đối tác, khách hàng;
  • Vừa là cách chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả mà còn là cách để kết nối với khách hàng mới.

Liệu có tiêu chuẩn nào để đánh giá một doanh nghiệp đã thành công trong chiến dịch marketing thương mại thông qua tổ chức những gian hàng trò chơi offline cho khách hàng hay không?

Tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của việc tổ chức trò chơi offline  

  • Được đông đảo khách hàng đón nhận;
  • Nhận được tín hiệu tốt qua sự hài lòng của khách hàng;
  • Khách hàng nhận diện được thương hiệu doanh nghiệp;
  • Khách hàng nhận diện được sản phẩm mới. 

Tổ chức event 

Event đó có thể dành cho các nhân viên của công ty hoặc dành cho khách hàng đặc biệt. Điều quan trọng là ý tưởng event được xây dựng như thế nào, có gắn kết với sản phẩm, dịch vụ hay không. 

Phân loại event thường được dùng để marketing sản phẩm, dịch vụ

Theo tính chất sự kiện: 

  • Ra mắt sản phẩm mới, họp báo giới thiệu sản phẩm;
  • Hội nghị, hội thảo thảo luận về sản phẩm, có sự góp mặt của các chuyên gia;
  • Phát biểu của CEO trước công chúng;
  • Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ;
  • Tiệc chiêu đãi, tiệc dã ngoại;
  • Kỷ niệm thành lập, tiệc mừng doanh thu;
  • Tổ chức trò chơi hoặc cuộc thi. 

Theo địa điểm tổ chức

  • Trong nhà: có thể là hội nghị, hội thảo hoặc các chương trình tri ân – cảm ơn, chương trình ra mắt sản phẩm mới… 
  • Ngoài trời: sẽ phù hợp để tổ chức show diễn thời trang, cuộc thi, lễ hội… 

Theo mục đích của sự kiện: Mỗi mục đích của event sẽ tạo ra một hiệu ứng marketing thương mại khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Chương trình được tổ chức nhân ngày kỷ niệm là cách để quảng cáo sự thành công của doanh nghiệp, tạo tiếng vang lớn trên thị trường trong nước và quốc tế;
  • Nếu là chương trình tri ân, khách hàng cũ sẽ cảm thấy hài lòng hơn với dịch vụ, cách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Đồng thời sẽ gây tò mò, hứng thú của những khách hàng mới;
  • Chương trình hội thảo, hội nghị là cách để khẳng định tên tuổi, thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đối với cộng đồng, xã hội. Giúp cho khách hàng vững niềm tin hơn khi tin chọn doanh nghiệp của bạn. 

Thành phần cơ bản của một sự kiện marketing thương mại là gì? 

  • Giới thiệu sản phẩm, bán hàng: chắc chắn phải có hoạt động này nhưng không nên tập trung quá nhiều vào vấn đề kinh doanh hay PR sản phẩm. Thay vào đó, hãy để khách hàng có những trải nghiệm tự nhiên, doanh nghiệp hãy đóng vai người hướng dẫn khách hàng. Như thế thì mới có thể gây ấn tượng tốt với khách hàng về lần đầu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ. 
  • Hệ thống âm thanh, ánh sáng: dựa vào nội dung, ý tưởng của sự kiện mà lựa chọn hệ thống âm thanh, ánh sáng phù hợp. Hoặc cũng có thể chọn theo sở thích của khách hàng mục tiêu để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp. 
  • Tiệc nhẹ: có thể là một chút đồ uống ngoại như cocktail, rượu vang… sẽ có tác dụng tăng cảm hứng cho khách hàng. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong cách tổ chức sự kiện. 
  • Quà tặng: quà tặng nên có dấu ấn của công ty hoặc có thể được thiết kế theo tinh thần của sản phẩm, dịch vụ mới được ra mắt. Có rất nhiều hình thức tặng quà, có thể là dành cho khách mười quan trọng hoặc cho khách dự đến sớm hoặc tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng. 
  • Ghi hình sự kiện: đây sẽ là tư liệu để tổ chức những lần sự kiện sau thành công hơn, sáng tạo hơn.  

Tìm hiểu thêm:

Màn hình quảng cáo LCD cho Shop thời trang

Call to action là gì?

Xem PR là một bí quyết marketing khôn ngoan 

Bạn cũng biết đấy, một marketer phải biết cách giữ mối quan hệ với giới báo chí để tiết lộ cho họ những dự định, những kế hoạch sắp tới. Nhưng bạn cũng cần phải nhận ra được đâu là giới hạn của những thông tin bạn sẽ tiết lộ. Thường thì những sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt sẽ được quảng cáo trên tạp chí. 

Các hình thức quảng cáo trên tạp chí:

  • Quảng cáo trên trang bìa: bạn là một marketer “chính hiệu” sẽ biết có rất nhiều loại bìa để “thiết kế” nên một quyển tạp chí. Nào là bìa trong, bìa ngoài, bìa 4… Tất nhiên hiệu ứng marketing ở từng loại bìa sẽ khác nhau và chi phí để quảng cáo trên trang bìa sẽ cao hơn so với các phân mục bên trong. Màu sắc của trang bìa bao giờ cũng nổi bật hơn, diện tích quảng cáo lớn nhất, chất liệu in tốt hơn. Vì vậy khi một sản phẩm được “lên” trang bìa tạp chí, sản phẩm đã thành công được bước đầu trong việc gây ấn tượng với người đọc. 
  • Quảng cáo tại các chuyên mục: bản thân mỗi loại tạp chí đã được định hướng tới một nhóm đối tượng độc giả nhất định. Vì thế mới có tạp chí thời trang, tạp chí kiến trúc, tạp chí làm đẹp, tạp chí ẩm thực… Bên trong nội dung của quyển tạp chí lại được thiết kế thành nhiều chuyên mục riêng, tức là phạm vi tiếp cận lại càng được thu hẹp, khả năng khách hàng mục tiêu đón nhận là rất cao. 

Tác dụng của việc marketing thương mại trên tạp chí là gì? 

  • Thu hút sự quan tâm nhờ thói quen đọc: có thể nhận thấy rằng mặc dù ngày càng có nhiều phương tiện quảng cáo ra đời nhưng tạp chí vẫn không bị “quên lãng”. Đó là do vẫn còn một bộ phận khách hàng giữ thói quen cập nhật thông tin qua tạp chí. 
  • Quảng cáo trên tạp chí đã được nhắm mục tiêu: nghĩa là bạn sẽ tiếp xúc được nhóm đối tượng khách hàng thực sự quan tâm. Như đã nói thì bản thân tạp chí đã giúp các doanh nghiệp quảng cáo phân luồng người tiếp cận. Do đó nếu quảng cáo trên tạp chí, bạn đã được những khách hàng đủ năng lực quan tâm đến, đây là những người sẵn sàng mua sắm khi tìm được sản phẩm phù hợp với họ.
  • Tạp chí là đáng tin cậy: người dùng vẫn giữ được độ tin tưởng nhất định đối với những nguồn nội dung được đăng tải trên tạp chí. Bởi những thông tin khi được “lên” tạp chí đều đã được kiểm duyệt bởi nhiều đơn vị xuất bản. 
  • Tạo điều kiện cho thông điệp ads bền lâu hơn trên thị trường: tức là doanh nghiệp có thể duy trì thời gian xuất hiện quảng cáo thông qua kênh marketing này. Chắc chắn tác dụng này chỉ có mỗi tạp chí có thể làm được bởi cho dù kết thúc kỳ tạp chí thì thông tin doanh nghiệp bạn quảng cáo vẫn sẽ ở đó, không bị trôi đi như những kênh quảng cáo trực tuyến. 
  • Tạp chí cũng là một kênh bán hàng đa năng: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tạp chí có tác dụng đẩy mạnh mục tiêu bán hàng bởi hình ảnh lôi cuốn, thông tin sản phẩm chi tiết sẽ thôi thúc hành vi mua sắm của người đọc. Và đây cũng là một cách định vị giá trị, định vị chất lượng và quan trọng nhất là nâng cao uy tín của doanh nghiệp, công ty. 

Trang trí không gian bán hàng giống như một biển quảng cáo

Khách hàng sẽ đánh giá bạn qua nơi bạn kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu thì đó là cách trang trí không gian kinh doanh cả bên trong lẫn bên ngoài sao cho có thể khẳng định được phong cách riêng của công ty bạn. Nhưng nói theo thuật ngữ marketing thì đây là Point of Sales Material (các vật dụng thiết kế tại điểm bán), hay còn gọi tắt là POSM. Có thể dùng poster, tờ rơi, dangler vì chúng có những tác động trực quan đến khách hàng. Đặc biệt là nếu bạn đang hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thì POSM có tầm ảnh hưởng rất đối với quyết định mua hàng của người dùng. 

Tác dụng khác của POSM trong marketing thương mại là gì?

Là một phần của công cụ nhận diện thương hiệu: POSM là một phần không thể tách rời của marketing thương mại. Bởi các thiết kế của POSM phải được đồng bộ với bộ nhận diện sản phẩm để tăng khả năng ghi nhớ, ấn tượng của khách hàng. 

  • Gửi gắm thông điệp đến khách hàng một cách ấn tượng: không có một tiêu chuẩn nào về thiết kế của POSM. Tuy nhiên, trên POSM bao giờ cũng có những thông tin, logo hoặc slogan về sản phẩm. 
  • Đa năng: chỉ một lần đầu tư thiết kế một bộ POSM chuyên nghiệp, công ty có thể tái sử dụng nhiều lần. Việc tháo dỡ, lắp đặt các sản phẩm POSM vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả marketing lại cao. 

Những loại POSM phổ biến và đặc điểm của từng loại

  • Poster: là một ấn phẩm có tác dụng truyền tải thông tin đồ họa, câu chữ. Kích thước thường dùng là 40x50xm, 60x70cm… Thích hợp để đặt trên tường, trên cửa sổ hoặc các điểm bán lẻ có diện tích hạn chế như cửa hàng tiện lợi, chợ, cửa hàng bán lẻ…
  • Leaflet (tờ rơi): có kích thước nhỏ, gọn (thường là A4, A5 hoặc A6) nên có thể giao tận tay khách hàng. Nội dung trong leaflet được thiết kế khá ngắn gọn, súc tích, chỉ nhằm giới thiệu hoặc hướng dẫn sử dụng. Hình thức marketing này rất có tác dụng đối với các buổi triển lãm, hội chợ hoặc các showroom trưng bày. 
  • Standee: nội dung khá giống với poster nhưng standee có khổ lớn hơn, thường là 0.6×1.6m hoặc 0.8×1.8m và phía sau có giá đỡ. Ưu điểm của standee là việc treo gắn đơn giản hơn, vận chuyển cũng không quá cồng kềnh và có thể tái sử dụng cho nhiều sự kiện khác. 
  • Sticker: có thể là nhãn dán hoặc hình ảnh đáng yêu minh họa cho sản phẩm được dán lên bất kỳ đâu trong không gian bán hàng. Chỉ cần thiết kế ấn tượng, bắt mắt, có chất lượng in tốt chắc chắn chúng sẽ là công cụ quảng cáo tuyệt vời cho chiến dịch marketing thương mại của bạn. 
  • Booth: tạm dịch là gian hàng quảng cáo hoặc trưng bày sản phẩm. Như vậy, booth cũng chính là điểm tiếp xúc khách hàng đầu tiên. Vì vậy mà thiết kế booth cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng, chi tiết cầu kỳ, không gian thoải mái để khách hàng tham quan và dùng thử. 
  • Divider: là vùng phân chia giữa các kệ trưng bày, thường xuất hiện trong các siêu thị. Vừa có tác dụng phân chia sản phẩm để khách hàng lựa chọn, vừa đóng vai trò như một biển quảng cáo đang mời gọi khách hàng. 
  • Wobbler: các marketer vẫn thường hay gọi là “con nhảy quảng cáo”. Có thiết kế gần như một standee thu nhỏ nhưng lại có thể gắn ở bất kỳ đâu nhờ kích thước nhỏ, gọn. Bạn có thể sử dụng wobble cho những chiến dịch marketing nhỏ vì chi phí thiết kế thấp hơn so với standee. 
  • Tent card: có thiết kế đa dạng nhưng nhìn chung tent card thường được đặt ở bàn hoặc các quầy lễ tân… nhằm truyền tải đến khách hàng thông điệp của sản phẩm một cách trực diện. Trên tent card bao giờ cũng có lời kêu gọi hành động (CTA) nên tác dụng lan tỏa của tent card trong marketing thương mại là cực kỳ hiệu quả. 
  • Hanger: chính là những chiếc vỉ treo quảng cáo đấy, bạn thường bắt gặp chúng tại các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi… Trên các bảng treo hanger luôn có những thông tin về sản phẩm và thương hiệu. Chúng vừa tiết kiệm không gian, vừa là cách thu hút sự chú ý của khách hàng một cách tối ưu. 

Sử dụng các slogan công ty để trang trí không gian làm việc

Bằng cách này, khách hàng sẽ có khái niệm rõ ràng về công ty của bạn hơn. Slogan đó là một khẩu hiệu ngắn, một lời hứa, giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó… hay những điều đại loại như thế để làm điểm nhấn trong mắt khách hàng. 

Sử dụng các slogan công ty để trang trí không gian làm việc
Sử dụng các slogan công ty để trang trí không gian làm việc

Bí quyết để sáng tạo nên một slogan ý nghĩa

  • Phải có mục tiêu hướng đến nhất định thì đó mới là một slogan có ý nghĩa, không sáo rỗng;
  • Phải ngắn gọn, dễ nhớ vì chẳng có khách hàng nào bận tâm với một slogan dài ngoằn, quá nhiều từ ngữ cả;
  • Nội dung không gây phản cảm, quan trọng hơn là không xúc phạm đến người khác, dù là một bộ phận nhỏ;
  • Nhấn mạnh vào lợi ích của sản phẩm. Đừng nên nhầm lẫn giữa slogan với tagline nhé vì tagline mới hướng đến tầm nhìn, giá trị của công ty. Vì thế slogan cần phải làm nổi bật tính năng hoặc lợi ích của khách hàng khi dùng sản phẩm.   

Phân biệt marketing thương mại và marketing mạng xã hội

Những điểm giống nhau

Phân biệt marketing thương mại và marketing mạng xã hội
Phân biệt marketing thương mại và marketing mạng xã hội
  • Điều hướng khách hàng quan tâm đến quản sản, dịch vụ của doanh nghiệp bạn là điều quan trọng nhất, tiên quyết nhất trong cả 2 hoạt động marketing này. 
  • Cả 2 đều phải tiến hành nghiên cứu thị trường từ khi có ý định bắt đầu. 
  • Cả marketing thương mại lẫn marketing xã hội phải biết cách phân nhóm khách hàng để phác thảo được “chân dung khách hàng” mà công ty đang hướng tới. 
  • Lựa chọn thị trường mục tiêu để lên ý tưởng, nội dung marketing cho thật chính xác, mang đến hiệu quả cao nhất. 
  • Cho dù là phương pháp marketing nào thì cũng cần quan tâm đến kết quả đo lường và đánh giá vì đó là nền tảng để cải thiện chất lượng cho doanh nghiệp. 

Những điểm khác nhau 

Vậy còn điểm khác nhau giữa marketing xã hội và marketing thương mại là gì? Có không ít người không hiểu rõ bản chất của 2 hình thức này mà thường cho rằng marketing xã hội và thương mại là một. 

Marketing thương mại 

  • Sản phẩm: sản phẩm chính của hình thức marketing này là hàng hóa và dịch vụ hữu hình. 
  • Mục tiêu đầu tiên: với mục tiêu ban đầu là phải làm hài lòng khách hàng thông qua cung ứng sản phẩm để đáp ứng mục tiêu, từ đó lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về mới đạt giá trị tối đa. 
  • Điểm nhấn: chủ yếu xoay quanh sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể 
  • Công cụ: là công cụ phục vụ cho mục đích bán hàng 
  • Đáp ứng nhu cầu: các marketers phải làm hài lòng từng khách hàng. 

Marketing mạng xã hội 

  • Sản phẩm: sản phẩm chính của hình thức marketing này là cảm xúc thèm muốn, khao khát. 
  • Mục tiêu đầu tiên: với mục tiêu ban đầu là lợi ích của xã hội, lợi ích cho cộng đồng. 
  • Điểm nhấn: chủ yếu tiếp cận khách hàng nhằm thay đổi hành vi, thói quen của họ. 
  • Công cụ: là công cụ chủ yếu nhằm thay đổi hành vi.  
  • Đáp ứng nhu cầu: đối với marketing xã hội, các marketers phải làm hài lòng khách hàng, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu xã hội. 

Lời kết 

Marketing thương mại được xem là một thành công lớn trong quá trình marketing sản phẩm, dịch vụ. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng phải thực sự hiểu nó để từ đó sáng tạo nên những ý tưởng độc đáo. 

ILACA hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về marketing thương mại. Đồng thời có thể phân biệt được marketing xã hội và thương mại khác nhau như thế nào. Hiểu rõ bản chất tức thì mới xây dựng ý tưởng và thực thi thành công được. 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)