Để sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp và gây ấn tượng tốt với các khách mời tham dự thì công đoạn lên kịch bản cho sự kiện là rất cần thiết. Bởi đây được xem là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một sự kiện. Đối với các hoạt động, chương trình team building, việc xây dựng kịch bản team building cũng là điều vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị kĩ lưỡng.
Có thể thấy, để tạo nên một kịch bản team building ấn tượng không phải là điều mà ai cũng có thể làm được nếu bạn không hiểu rõ về chương trình cũng như tính chất của sự kiện. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như có thể tự lập cho mình một kịch bản chương trình team building hay, sáng tạo. Công ty tổ chức sự kiện ILACA gửi đến bạn những thông tin chi tiết và mẫu kịch bản tổ chức chương trình team building ấn tượng nhất thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Kịch bản team building là gì?
Kịch bản team building là kịch bản bao quát toàn bộ của một chương trình team building. Bao gồm các hạng mục: Thời gian, thời lượng, nội dung chính, tên người phụ trách nhiệm vụ có thể là cá nhân hoặc tập thể,…được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian và quá trình thực hiện chương trình.
Kịch bản chương trình team building sẽ khái quát toàn bộ nội dung, nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể tham gia chương trình. Từ đó, ban tổ chức, người chơi sẽ có trách nhiệm với công việc được giao, đảm bảo tính kỹ lưỡng và truyền tải đầy đủ ý tưởng của người viết kịch bản Team building.
Việc xây dựng một kịch bản team building không chỉ giúp đội ngũ nhân sự chạy chương trình và ban tổ chức có thể kiểm soát được thời lượng của chương trình mà còn góp phần giúp cho tiến trình sự kiện được diễn ra một cách chặt chẽ và thống nhất một cách triệt để.
Thông thường kịch bản team building sẽ gồm 4 phần chính:
- Phần 1: Chuẩn bị, khởi động.
- Phần 2: Tham gia thử thách.
- Phần 3: Tổng kết trao giải.
- Phần 4: Chụp ảnh kỷ niệm.
Các yếu tố xây dựng kịch bản team building
Để xây dựng một kịch bản team building ấn tượng và chi tiết, cụ thể. Người phụ trách cần xác định rõ những yếu tố sau:
- Ngân sách tổ chức chương trình team building.
- Hình thức tổ chức chương trình team building.
- Mục đích, thông điệp tổ chức chương trình.
- Đối tượng tham gia chương trình.
- Địa điểm và thời gian tổ chức chương trình.
Mẫu kịch bản team building
Dưới đây là chi tiết các mẫu thiết kế kịch bản các chương trình team buiding kết hợp du lịch tại bãi biển, Resort, hay chương trình tổ chức tại văn phòng,… phổ biến nhất. Các bạn có thể tham khảo, tải về và thiết kế, xây dựng một chương trình team buiding ý nghĩa, phù hợp với số lượng người tham gia, địa điểm tổ chức chương trình và văn hóa làm việc của công ty, tổ chức mình.
Mẫu kịch bản dành cho công ty, doanh nghiệp
Phần 1. Chuẩn bị
- Tập trung
- Kiểm tra nhân sự, đội ngũ phục vụ.
- Kiểm tra hệ thống âm thanh, đạo cụ.
- Các thành viên trong đội tập hát bài nối vòng tay lớn, đường đến ngày vinh quang, niềm tin chiến thắng.
- Bật nhạc nền các bài hát.
- Chia đội
- Phân chia các thành viên tham gia thành các đội khác nhau.
- Đếm số chia đội, phát ruy băng, đồng phục.
- Các đội đặt tên đội, khẩu hiệu, nhảy vũ điệu riêng.
- Đạo cụ: Ruy băng nhiều màu, cờ của từng đội
- Khởi động
- Các thành viên sẽ bắt đầu với những trò chơi khởi động vui nhộn do chính MC đưa ra với những trò chơi thú vị như: Mát xoa, dàn đồng mùa hạ, …
- MC hoạt náo bằng các game mini : Sóng biển; Kết đoàn; Trò chơi Cá lớn, cá bé; Thư pháp bằng mông, Cả nhà thương nhau, Ta là vua, Nhảy theo đội trưởng;…
Phần 2: Tham gia thử thách
* Thử thách 1: Chung sức đồng lòng
Đạo cụ:
- Mỗi đội nhận 1 lá cờ (màu chủ đạo của đội) Giấy màu, kéo;
- Trình bày sản phẩm và thuyết minh;
Luật chơi: Đội nào có cờ độc, đẹp, lạ, style, thuyết trình hay sẽ thắng.
Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
Điểm số: 20 điểm/đội
* Thử thách 2: Game xây trụ
Đạo cụ: Thanh gỗ, thùng nhựa to, dây thừng, dây nilong, kéo
Luật chơi:
- Các đội nhận đạo cụ từ BTC
- Mỗi đội sẽ cùng nhau dựng móng những trụ cột của mình, phong cách sáng tạo riêng;
Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
Điểm số: 50 điểm/đội
* Thử thách 3: Vượt cạn
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 quần phao
Luật chơi:
- 4 thành viên 1 lượt cùng mặc quần phao và bước đều về đích. Yêu cầu không bật nhảy.
- Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 3 thành viên cầm ngựa về cho lượt tiếp theo.
- Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
- Điểm số: 10 điểm/thành viên
* Thử thách 4: Lắng nghe thấu hiểu
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 bóng khổng lồ
Luật chơi:
- 10 thành viên 1 lượt di chuyển. 9 thành viên có nhiệm vụ lăn bóng, 1 thành viên bò trên bóng.
- Yêu cầu thành viên bò trên bóng không được chạm với thành viên lăn bóng.
- Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 9 thành viên cầm ngựa về cho lượt tiếp theo.
Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
Điểm số: 100 điểm/thành viên
Phần 3: Tổng kết, trao giải
Tổng hợp kết quả, vinh danh đội giành chiến thắng và trao quà
- Bình chọn thành viên có phong cách style nhất, mạnh mẽ nhất.
- Đội trưởng giỏi nhất.
- Đội đoàn kết nhất , đội mạnh mẽ nhất , đội độc nhất ….
- Trao phần thưởng cho từng đội.
Phần 4: Chụp ảnh lưu niệm, kết thúc chương trình
- Chụp ảnh cả đoàn làm kỷ niệm.
- Cả đoàn cùng rồng rắn và hát vang bài năm anh em trên 1 chiếc xe tăng.
- Bật nhạc nền ca khúc năm anh em trên một chiếc xe tăng.
Mẫu kịch bản dành cho sinh viên
Phần 1: Khởi động – Chia đội – Xếp chữ Flycam
* Khởi động
Các thành viên sẽ bắt đầu với những trò chơi khởi động vui nhộn do chính MC đưa ra với
những trò chơi thú vị như: Mát xoa, dàn đồng mụa hạ, …
* Chia đội
MC chia đội cho các thành viên trong lớp. Các team sẽ được lên dây cót tinh thần, tinh
thần quyết tâm máu lửa bằng các hoạt động như: chia áo đội, đặt tên đội, khẩu hiệu đội và
điệu nhảy cá tính của đội mình…
* Xếp chữ Flycam
Từng học sinh sẽ đứng vào những đường dây đã setup sẵn, cùng cần tay nhau, các thành viên sẽ liên kết để chính các bạn học sinh đó sẽ là những nét chữ của tên ngôi trường mà các bạn đang theo học. Bộ phận media sẽ đảm nhiệm trọng trách rất quan trọng ghi lại khoảnh khắc ý nghĩa này và đây cũng sẽ là hình ảnh truyền thông rất tốt với Ban Giám Hiệu nhà trường.
Phần 2: Tham gia thử thách
* Thử thách 1: CHUNG SỨC ĐỒNG LÒNG
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 ống phao hơi
Luật chơi:
- 8 thành viên 1 lượt cùng kẹp phao di chuyển về đích. Yêu cầu không được chạm tay vào phao, phao không được chạm đất.
- Tới đích 5 thành viên ở lại đích, 1 thành viên cầm phao về cho lượt tiếp theo.
- Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
- Điểm số: 20 điểm/thành viên
* Thử thách 2: CUỘC ĐUA KHỐC LIỆT
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 ngựa hơi
Luật chơi:
- 2 thành viên 1 lượt cùng cưỡi ngựa bật nhảy di chuyển về đích. Yêu cầu mông chạm lưng ngựa.
- Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 1 thành viên cầm ngựa về cho lượt tiếp theo.
- Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
- Điểm số: 50 điểm/thành viên
* Thử thách 3: BƯỚC CHÂN ĐỒNG ĐỘI
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 quần phao
Luật chơi:
- 4 thành viên 1 lượt cùng mặc quần phao và bước đều về đích. Yêu cầu không bật nhảy.
- Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 3 thành viên cầm ngựa về cho lượt tiếp theo.
- Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
- Điểm số: 70 điểm/thành viên
* Thử thách 4: LẮNG NGHE THẤU HIỂU
Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 bóng khổng lồ
Luật chơi:
- 10 thành viên 1 lượt di chuyển. 9 thành viên có nhiệm vụ lăn bóng, 1 thành viên bò trên bóng. Yêu cầu thành viên bò trên bóng không được chạm với thành viên lăn bóng.
- Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 9 thành viên cầm ngựa về cho lượt tiếp theo.
- Thời gian thi đấu: 5 – 10 phút
- Điểm số: 100 điểm/thành viên
Phần 3: Tổng Kết – Chia sẻ – Trao giải
Tổng kết chương trình, trao giải và cảm ơn các thành viên đã nhiệt tình tham gia.
Những lưu ý khi xây dựng kịch bản team building
Đối tượng tham gia
Để có thể thiết kế khung chương trình team building phù hợp, bạn cần xác định đúng đối tượng tham gia chương trình: Học sinh, sinh viên, nhân viên, tỷ lệ nam/nữ tham gia, tình trạng sức khỏe,…
Với mỗi một đối tượng sẽ có những chương trình team building và trò chơi team building khác nhau. Ví dụ nếu đối tượng là các nhân viên trong một công ty, bạn nên thiết kế kịch bản trò chơi team building thiên về đội nhóm nhằm giúp mọi người nâng cao tinh thần tập thể. Hay với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên. Bạn có thể xây dựng kịch bản thiên về vận động và trí tuệ nhằm giúp mọi người rèn luyện kĩ năng, ý chí tinh thần.
Mục tiêu tổ chức chương trình
Việc xây dựng kịch bản chương trình Team building phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng thực tế của tập thể. Để có thể thiết kế chương trình team buiding phù hợp, bạn cần quan sát, đánh giá tính cách, mối quan hệ của các thành viên trong tập thể, họ có điểm mạnh, điểm yếu gì, cần thay đổi gì để có thể phát triển hơn nữa.
Việc xác định mục tiêu, mục đích tổ chức chương trình giúp bạn dễ dàng định hướng và đưa các tiết mục, trò chơi vào một cách hợp lí và tạo ra những thông điệp, giá trị ý nghĩa hơn.
Thời gian, địa điểm tổ chức team building
Xác định thời gian tổ chức chương trình team building giúp bạn nắm được thời gian diễn ra sự kiện và từ đó có thể tính toán, sắp xếp và phân chia thời lượng các tiết mục một cách phù hợp với nội dung chương trình. Ngoài ra, trong quá trình xác định thời gian tổ chức team building. Bạn cũng có thể nắm được tiến độ các công việc chuẩn bị cho chương trình team building được thực hiện như thế nào và dễ dàng giám sát tiến độ chương trình.
Bên cạnh xác định thời gian, thì việc xác định địa điểm tổ chức cũng vô cùng quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến kịch bản và chủ đề chương trình team building. Với những địa điểm tổ chức Team building ở khuôn viên rộng như sân trường, công viên, bãi biển, rừng núi, các trò chơi team building nên được thiết kế thiên về vận động thể lực. Ngược lại, những trò chơi Team building trong văn phòng, resort,…, lại thiên về hướng trí tuệ, tư duy.
Trò chơi team building
Bên cạnh việc xây dựng kịch bản chi tiết các hạng mục cơ bản của hoạt động team building thì các trò chơi trong chương trình cũng cần lên kịch bản nhằm tạo nên sự cuốn hút cho các thành viên tham gia. Đồng thời giúp xây dựng kịch bản phù hợp với các hoạt động trong chương trình và xác định người tham gia có thể là các nhân hoặc chia thành các đội. Mỗi đội sẽ có các thành viên trong cùng một phòng ban, một bộ phận.
Kịch bản trò chơi team building thông thường được chia thành 4-5 trò chơi. Mỗi trò chơi sẽ có một tên gọi riêng, mục đích, ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn có sự gắn kết, phù hợp với chủ đề và thông điệp của chương trình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách xây dựng kịch bản team building cơ bản mà ILACA đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Để hiểu rõ hơn về hoạt động team building, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết về cách tổ chức chương trình team building độc đáo, ấn tượng và thành công nhất.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV ILACA
- Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
- Số điện thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)
- Email: infoilacatravel@gmail.com
- Website: https://ninhthuantravels.com/
- Zalo:0888.246.685 (ILACA)