Mục lục

Miếu Bà Chúa Xứ – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là địa điểm hành hương nổi danh ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ nổi tiếng là linh thiêng cầu gì được nấy. Nên hằng năm nơi đây thu hút hơn hàng triệu người đến thăm viếng Bà. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là những công trình tôn giáo, văn hóa tôn nghiêm và tín ngưỡng lâu đời của mảnh đất An Giang này. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng Du Lịch Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu về Chùa Bà Châu Đốc An Giang nhé.

Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ

Giới thiệu về Miếu Bà Chúa Xứ 2024

Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích lịch sử tâm linh vô cùng quan trọng của An Giang. Nơi đây còn là một công trình tôn giáo đẹp và tôn nghiêm của miền Tây. Từ ngôi nhà gỗ vách lá ngày xưa, đến nay đã trở thành một ngôi miếu lộng lẫy với nét kiến trúc mang đậm nét văn hóa phương Đông. Mỗi năm, chùa Bà thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, kể cả những du khách nước ngoài đến khám phá. Để hiểu rõ Bà Chúa Xứ núi Sam là ai thì bạn hãy xem qua bài viết dưới đây nhé.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Vẻ đẹp lung linh của chùa Bà Châu Đốc về đêm

Cách đi đến Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Với sự linh thiêng cầu được ước thấy, khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Đặc biệt vào mỗi dịp tết đến xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Địa chỉ chùa Bà Châu Đốc An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở chân núi Sam, phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang, Việt Nam. Miếu Bà nằm cách trung tâm Châu Đốc khoảng 9km, Châu Đốc là điểm bạn nên đặt chân đến trước khi đi Miếu Bà Chúa Xứ. Nơi đây có rất nhiều truyền thuyết huyền bí được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Địa chỉ chùa bà Châu Đốc
Toàn cảnh của Miếu Bà Chúa Xứ An Giang

Kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc chi tiết – Di chuyển từ Châu Đốc đến núi Sam

Theo kinh nghiệm đi chùa Bà Châu Đốc núi Sam, thì ta sẽ xuất phát từ TP. An Giang. Hành trình bắt đầu từ việc chạy xe đến Vĩnh Thạng Trung, đi dọc theo QL91 hoặc ĐT945. Khi du khách đến được Kinh 4 tại huyện Châu Phú B, TP. Châu Đốc, thì sẽ tiếp tục đi đến đường Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại núi Sam. Đến được núi Sam, du khách sẽ bắt đầu chuyến hành hương Miếu Bà. Nếu du khách di chuyển bằng Phương Trang hoặc Thành Bưởi để đi An Giang. Khi đến bến xe Châu Đốc các công ty lữ hành đều có dịch vụ trung chuyển hoặc bạn có thể chọn đi xe ôm hoặc taxi nhé.

Chùa Châu Đốc
Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Châu Đốc, An Giang

Bà Chúa Xứ là ai? – Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam

Tượng Bà được xem là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam” và “có áo phụng cúng nhiều nhất” theo sách kỷ lục của An Giang 2009. Theo nhà khảo cổ người Pháp – Malleret nghiên cứu năm 1941, thì tượng Bà thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Với tạc dáng người nghĩ ngợi, cao quý, được làm bằng đá son và giá trị nghệ thuật rất cao. Tượng bà được tạc vào cuối TKVI và có thể đây là hiện vật của nền văn hóa Óc Eo.

Sự tích Bà Chúa Xứ
Tượng Bà Chúa Xứ được lập kỷ lục của An Giang vào năm 2009
Nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: tượng Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Sau này được người Việt đem về, tân trang lại với nước sơn, mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Hiện nay, Bà Chúa Xứ rất được nhiều nơi thờ cúng và lập miếu, bởi sự linh thiêng của tượng. Thường những dịp lễ, tết thì có rất nhiều người đến cầu nguyện và mua đồ để cúng.
Bà Chúa Xứ
Tượng Bà Chúa Xứ nhìn vô cùng uy nghi và lộng lẫy

Những câu chuyện kỳ bí về Chùa Bà Chúa Xứ núi Sam

Chùa Bà Chúa Xứ là một ngôi chùa cổ ở Châu Đốc – An Giang có giá trị tín ngưỡng đặc sắc. Được bảo tồn đến tận ngày nay với nhiều truyền thuyết ly kỳ, độc đáo. Cũng chính vì sự linh ứng của Bà mà nơi đây thu hút số lượng lớn du khách đi lễ. Nhiều người nói rằng, chỉ cần thành tâm cầu khấn Bà bằng tự chân thành, tôn kính thì nhất định sẽ được ban cho. Hãy cùng mình khám phá những sự tích chùa Bà Châu Đốc nhé.

Bà Chúa Xứ núi Sam
Nhiều du khách viếng thăm chùa để cầu vận may, sức khỏe cho bản thân và gia đình

Truyền thuyết gắn với công lao ông Thoại Ngọc Hầu – Sự tích núi Sam

Theo lời kể của nhiều dân địa phương, truyền thuyết gắn liền với công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Truyện kể rằng khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới phía Tây, vợ ông đã khấn vái Bà Chúa Xứ An Giang phù hộ quân lính dẹp yên được giặc, giữ cho xóm làng bình yên. Sau khi thắng giặc trở về, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi để tạ ơn, đồng thời và chọn ngày 24.4 âm lịch hàng năm là ngày cúng lễ.

Chùa Bà Châu Đốc có linh không
Bức tranh về Lăng Thoại Ngọc Hầu ở Miếu Bà Chúa Xứ An Giang
Ngoài ra, còn một giả thuyết khác cho ràng ông Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng Miếu thờ theo lời vợ mình. Ban đầu ông Thoại Ngọc Hầu được lệnh vua về xây con kênh Vĩnh Tế. Nhưng trong quá trình xây dựng, công trình gặp nhiều trắc trở. Thiên tai, lũ lụt, thời tiết khó khăn, ngoài ra còn nhiều yếu tố khách quan như thú rừng ăn thịt người xây dựng. Sau đó Bà Chúa Xứ đã báo mộng cho vợ của ông Thoại Ngọc Hầu và sau khi xây dựng Miếu. Mọi việc xây dựng đều diễn ra suông sẽ hơn rất nhiều.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang
Nhiều du khách đến viếng bà và để tìm hiểu thêm về truyền thuyết Bà Chúa Xứ

Sự tích Bà Chúa Xứ núi Sam chống giặc ngoại xâm 

Năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy nhiễu, cướp bóc nước ta. Người dân quanh vùng phải cùng nhau lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo gặp tượng Bà nên có ý định khiêng xuống núi. Giữa chừng, tượng Bà bỗng nặng trĩu, không thể nhấc lên nổi và thế một tên giặc đã làm gãy phần cánh tay bên trái và ngay lập tức chết ngay tại chỗ. Từ đó, quân Xiêm kính sợ, không dám quay lại vùng đó nữa.
“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị
Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng
(Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết
Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi)”.
Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Cổng chùa được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo

Chùa Bà Châu Đốc có linh không? Thuyết minh về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Theo truyền thuyết kể lại, người dân tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam từ cách đây khoảng 200 năm. Ai ai cũng muốn đưa bức tượng xuống núi để thờ cúng. Tuy nhiên, hiện tượng lạ đã xảy ra khi mấy chục thanh niên cường tráng trong vùng vào khiêng tượng Bà nhưng không được. Chỉ sau khi bà hiện lên “cô Đồng” và bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống thì mới được. Nhưng kỳ lạ hơn là khi tượng đến chân núi lại bất ngờ nặng trịch khiến người dân không thể đi nữa. Người dân trong vùng nghĩ Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã lập miếu tôn thờ ngay vị trí đó.
Tượng Bà Chúa Xứ
Tượng Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ – Lung linh như một cung điện tuyệt vời ở miền Tây

Kiến trúc Miếu Bà Chúa Xứ ngày xưa

Ban đầu Miếu Bà được ông Thoại Ngọc Hầu cho khởi xây, được làm đa số bằng gỗ và khá đơn sơ. Đến năm 1870, được người dân quyên góp xây dựng lên một ngôi miếu khang trang và có kiến trúc đẹp.

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc
Nhiều du khách tới cúng viếng vào những dịp lễ tết để cầu bình an

Các văn hoa ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Chùa Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ cũng trở thành địa điểm check in nổi tiếng của giới trẻ

Kiến trúc Miếu Bà Chúa Xứ hiện nay

Đến năm 1976, Miếu Bà Chúa Xứ chính thức hoàn thành việc xây dựng. Kiến trúc của miếu có hình chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh. Các hoa văn ở cổ lầu chính điện mang thiên hướng nghệ thuật của Ấn Độ. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc tinh xảo và lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Vía Bà Châu Đốc
Kiến trúc chùa mang hơi hướng của Ấn Độ
Chánh điện bao gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.
Miếu Bà Chúa Xứ An Giang
Kiến trúc chánh điện của Miếu Bà Chúa Xứ

Bên phải tượng Bà là một linga bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Miếu Bà Chúa Xứ An Giang
Kiến trúc chánh điện của Miếu Bà Chúa Xứ
Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Những đồ vật của Bà được bày trí vô cùng cẩn thận

Lễ hội hằng năm của Miếu Bà Chúa Xứ – Vía Bà Châu Đốc ngày mấy?

Hằng năm, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 23-27/4 âm lịch, lễ vía chính vào ngày 25/4. Hàng vạn người đổ về dự lễ và tham gia các trò vui của phần hội như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ,…Những nghi lễ thờ cúng trong Miếu Bà Chúa Xứ luôn cần sự trang nghiêm và chuẩn bị cẩn thận. Chúng ta đi lễ vía Bà Châu Đốc là cầu vận cho cả năm, không nên vì sơ sót trong lễ vật cúng mà gây tác hại trong cả năm. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu những nghi lễ thờ cúng ở Miếu Bà Chúa Xứ An Giang. 
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ “Tắm Bà” ở Chùa Bà An Giang

Lễ “Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ dêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch. Lễ tắm được chuẩn bị vô cùng công phu, tỉ mĩ và tiến hành trong không khí vô cùng trang nghiêm. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ. Sau đó bức màn ngăn được kéo lên để khách tự do dâng hương, xin lộc bà. Phần lễ kết thúc, nước tắm Bà còn lại sẽ đem hòa trong 2 thùng nước lớn rồi phân phát cho du khách.

Lễ Thỉnh sắc ở Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng – Chùa Bà Núi Sam

Lễ “Thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị ông Thoại Ngọc Hầu cùng 2 vị phu nhân từ Sơn Lăng về miếu bà. Lễ được cử hành lúc 16h chiều ngày 25. Từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để rước bài vị với nhiều nghi lễ vô cùng trang nghiêm và công phu.

Lễ Túc yết ở miếu Bà Chùa Xứ Châu Đốc

Lễ Túc Yến được cử hành lúc 0 giờ đem 25 rạng 26/04 âm lịch. Lễ gồm có 2 phần: nghi thức cúng tế và phần xây chầu. Lễ vật dân cúng gồm có: một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối. Sau ba hồi chiêng, trống, nhạc lễ nổi lên, lễ dâng hương và dâng trà bắt đầu. Ngay sau đó là “Lễ Xây Chầu” mở đầu bằng việc hát bộ.

Lễ Chánh Tế ở chùa Bà Châu Đốc

Lễ “Chánh Tế” được cử hành vào lúc tờ mơ sáng ngày 27. Và nghi lễ diễn ra, khá giống với nghi thức cúng Túc Yết.

Lễ Hồi sắc

Lễ Hồi Sắc được cử hành vào khoảnh 15h ngày 27/04, ngay sau khi lễ Chánh Tế kết thúc. Đây là lúc đoàn rước bài vị Thoại Ngọc Hậu và 2 vị phu nhân trở về Sơn Lăng. Đến đây là kết thúc lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Ngày nay, du khách đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ để xin lộc từ Bà, cầu tiền tài, bình an và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, ẩn chứa những câu chuyện truyền kỳ, huyền thoại của vùng đất An Giang.

Đặc sản nên thưởng thức ở gần Miếu Bà Châu Đốc

An Giang là vùng đất của vô vàng những món ngon nổi tiếng từ chợ Châu Đốc, vùng Bảy Núi, núi Sam,… Nên khi đặt chân đến đây, du khách đừng bỏ lỡ những cơ hội thưởng thức đặc sản Châu Đốc nhé. Gần chùa Bà, chợ Châu Đốc là nơi có nhiều đặc sản ở An Giang nhất. Nếu muốn mua về làm quà cho người thân, du khách có thể mua mắm, tép, khô, thốt nốt,…

Núi Bà Chúa Xứ
Khô đặc sản nổi tiếng ở chợ Châu Đốc

Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức ngay tại chỗ những món ngon vô cùng hấp dẫn như: bún mắm Châu Đốc, bún cá Châu Đốc, Bánh bò thốt nốt,…Nhắc tới thôi thì bao tử lai kêu không ngừng rồi, nếu du khách bỏ qua những món này thì thật sự vô cùng đáng tiếc đấy nhé. Để biết rõ hơn những món ngon nơi này, bạn có thể tham khảo đặc sản nổi tiếng ở An Giang nhé.

Đi đâu chơi sau khi vía núi Bà Châu Đốc An Giang

Sau khi dâng lễ tại Miếu Bà Chúa Xứ, bạn cũng có thể tham qua những địa điểm du lịch hấp dẫn khác. Du khách có thể tìm thêm một số chùa Châu Đốc An Giang để làm tour thêm trọn vẹn hơn. An Giang là nơi có rất nhiều cảnh đẹp, cũng là nơi có nhiều địa điểm du lịch về tâm linh rất nổi tiếng.

Tham quan quần thể di tích núi Sam

Quần thể di tích núi Sam là địa điểm tham quan gần nhất. Nơi đây có các chùa cổ Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu khác trên núi. Đây là những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên đi sau khi đã viếng chùa Bà. Ngoài ra, du khách còn thể đặt tour du lịch về chùa để có thể hiểu thêm và khám phá những ngôi chùa Châu Đốc.

Chùa Bà Núi Sam
Chùa Hang ở An Giang

Những địa điểm du lịch khác nổi tiếng ở An Giang

Sau khi đã đi hết địa điểm du lịch gần Miếu Bà Chúa Xứ, bạn có thể xem thêm địa điểm du lịch khác của An Giang. Thời gian gần đây, An Giang đã trở thành điểm đến của rất nhiều du khách khi đặt chân lên miền Tây. Không những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, những món ăn đặc sản An Giang vô cùng đặc biệt. Những địa điểm chưa bao giờ hết hot ở An Giang như:
  • Rừng Tràm Trà Sư
  • Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm
  • Khu du lịch đồi Tức Dụp
  • Chợ Châu Đốc
  • Hồ Tà Pạ
  • Chùa Lầu
  • Chùa Hang Châu Đốc An Giang
  • Cây thốt nốt trái tim
  • Chợ Tịnh Biên
  • Chợ nổi Long Xuyên
  • Núi Ông Két
  • Thánh đường Hồi giáo Jamiul Azhar
  • Khu du lịch Vạn Hương Mai
  • Búng Bình Thiên
Bà Chúa Xứ là ai
Hồ Tà Pạ – Địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang

Kinh nghiệm đi vía Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ vật chuẩn bị cúng Bà – Đền Bà Chúa Xứ

Người hành hương thường hay chọn lễ vật chính là: heo quay, hoa quả, nhang đèn.
  • Về heo quay: Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị ở nhà trước khi đi. Vì khi đến Chùa bà, một số du khách thuê những con được nướng sẵn, thường nó đã có người thuê cúng trước đó. Tuyệt đối không nên thuê nếu bạn muốn chứng tỏ lòng thành của mình với Bà.
  • Về nhang đèn: Hãy chuẩn bị trước ở nhà hoặc vào những cửa hàng lớn để mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
Thuyết minh về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Lễ hội ở Miếu Bà được tổ chức vô cùng long trọng

Những lưu ý khi tham quan và hành hương Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc

  • Thời điểm tháng 4 âm lịch là mùa cao điểm du lịch ở núi Sam. Nên hãy giữ kĩ tư trang, tránh tình trạng bị lừa gạt hay móc túi đấy.
  • Xung quanh Chùa Bà Châu Đốc An Giang có rất nhiều dịch vụ phục vụ nhu cầu người đi chùa. Nên khi muốn mua, du khách nên hỏi kĩ giá và cẩn thận để tránh mất tiền không đáng.
  • Ngoài ra, bạn không nên nhận lộc từ người ta, vì họ sẽ kì kèo đòi tiền lễ nếu bạn không đưa hoặc đưa ít. Muốn thỉnh lộc Bà thì bạn vào bên trong miếu, sẽ có nơi cho bạn thỉnh lộc, tùy lòng hảo tâm của bạn cúng dường.
Bà Chúa Xứ Linh Thiêng
Chuyến du lịch Chùa Bà của đại gia đình vô cùng vui vẻ

Nên đi Miếu Bà Chúa Xứ vào thời điểm vào?

Thời điểm đi chùa rất đa dạng, tùy vào thời gian của mỗi người. Tuy nhiên chùa sẽ đông nhất vào khoảng thời gian đầu năm. Vì theo phong tục tạp quán của người Việt, đi chùa đầu năm lấy lộc và cầu nhiều may mắn cho cả năm. Cũng vào thời điểm này, có nhiều lễ hội vía bà chúa xứ diễn ra vào 22-27/4 âm lịch.

Miếu Bà Châu Đốc
Chùa Bà Châu Đốc được nhiều người viếng thăm quanh năm

Nếu bạn không thích đông đúc thì nên hạn chế đi vào thời gian này. Du khách có thể chọn đi vào những ngày đầu tuần hoặc giữa tuần. Ngoài việc tránh kẹt xẹt, chen lấn, xô đẩy mà chi phí xe khách hay phương tiện di chuyển khác cũng mềm hơn ngày thường nữa đấy.

Chùa Bà An Giang
Chùa Bà ở An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vang danh khắp đất nước Việt Nam. Bởi sự tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sự to lớn. Hiện nay, miếu Bà là điểm đến của du khách bốn phương để cầu mong bình an, những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Nếu bạn có chọn tour du lịch An Giang hay đi tự túc thì hãy đến với Châu Đốc. Và đặc biệt ghé thăm miếu Bà để cảm nhận được vẻ đẹp tâm linh và ý nghĩa lịch sử này nhé.

 

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 0797 902 282 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: saleninhthuantravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo: 0797.902.282 (Ninh Thuận Travel) – 0888.246.685 (ILACA)