Mũi Cà Mau thuộc huyện nào, bạn đã biết chưa
Mũi Cà Mau thuộc huyện nào và có những hoạt động thú vị gì, liệu bạn đã biết chưa? Nếu đang có ý định đi du lịch Cà Mau thì đây sẽ là những thông tin vô cùng cần thiết mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ. Hãy cùng ILACA tìm hiểu xem có gì hấp dẫn ở vùng đất phương Nam này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Mũi Cà Mau
1.1 Mũi Cà Mau thuộc huyện nào?
Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm tại vùng đất cực Nam nước ta thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, Mũi Cà Mau nằm ở điểm cực Tây của tỉnh và giáp với địa phận vịnh Thái Lan. Đây là xã cuối cùng của Việt Nam và cũng là địa điểm đặt mốc tọa độ quốc gia. Nếu bạn đang băn khoăn Mũi Cà Mau thuộc huyện nào thì nó nằm trong địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố khoảng chừng 100km và còn có một tên gọi khác là Mũi Bãi Bung. Trên thực tế, về mặt địa lý thì Mũi Cà Mau không phải điểm cực Nam mà chỉ tọa lạc trong vùng cực Nam của nước ta. Nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy rằng điểm Cực Nam chính xác phải nằm tại khu vực xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Thế nhưng, do đã in đậm vào trong tiềm thức nên hầu như người dân đều xem nơi đây chính là điểm Cực Nam của Tổ quốc mỗi khi có ai hỏi Mũi Cà Mau thuộc huyện nào.
Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nằm trong quần thể danh thắng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên xanh tươi và nhiều món đặc sản hấp dẫn. Hằng năm, do sự bồi đắp của phù sa nên vùng đất Mũi Cà Mau lấn ra biển đến hàng chục mét. Được biết, đây là nơi duy nhất ở trên đất liền mà bạn có thể ngắm mặt trời mọc từ hướng biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống hướng biển Tây vào buổi chiều. Xung quanh Mũi Cà Mau là một vùng biển cạn, khi thủy triều lên cao nhất thì nước cũng chỉ ngập trên dưới một mét. Còn khi thủy triều rút xuống, bãi bồi hiện lên và kéo dài ra biển hàng cây số.
1.2 Nên đến tham quan Mũi Cà Mau vào thời gian nào là đẹp nhất?
Bên cạnh câu hỏi Mũi Cà Mau thuộc huyện nào thì lựa chọn thời điểm tham quan thích hợp cũng cực kỳ quan trọng. Theo cẩm nang khám phá Cà Mau, vùng đất này có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên một năm được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
– Mùa mưa ở Cà Mau thường kéo dài từ tháng 5 tới hết tháng 11 với đặc trưng mưa lớn và lượng mưa nhiều. Lúc này, nước trong các dòng sông, kênh rạch ở đây dâng cao nên dòng chảy cũng vì thế có tốc độ lớn hơn. Nếu đến Mũi Cà Mau vào thời gian này thì sẽ gặp một chút khó khăn trong việc di chuyển nhưng bù lại, bạn sẽ được trải nghiệm một Cà Mau mùa nước nổi với vẻ đẹp hết sức kỳ ảo và nhiều món đặc sản chỉ có thể tìm thấy trong mùa mưa.
– Mùa khô tại Cà Mau thường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào khoảng tháng 4 năm sau. Không giống như mùa mưa, khí hậu Cà Mau ở thời điểm này khá nóng bức và các kênh rạch hầu như đều khô nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu đến đây vào mùa khô thì cũng có nhiều trải nghiệm rất thú vị vì bạn có thể tham gia vô số hoạt động như bắt chuột, tát đìa, lấy mật ong…
2. Mũi Cà Mau thuộc huyện nào? Tất tần tật kinh nghiệm khám phá nên bỏ túi
2.1 Kinh nghiệm di chuyển đến Mũi Cà Mau
Sau khi đã biết Mũi Cà Mau thuộc huyện nào, bạn sẽ cần tìm hiểu lộ trình đường đi tới địa danh này. Thông thường, để đến được Mũi Cà Mau thì bạn sẽ phải di chuyển hai chặng đường.
Chặng 1: Từ nơi bạn sống đến thành phố Cà Mau
Đa phần người dân ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc sẽ phải đi đến Thành phố Hồ Chí Minh rồi từ đó mới di chuyển tới địa phận Cà Mau. Ngược lại, những ai ở khu vực các tỉnh lân cận Cà Mau trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì có thể đi thẳng tới đây. Tuỳ vào địa phương nơi bạn sống và nhu cầu của mình, bạn có thể tự do chọn lựa các phương tiện di chuyển đến Cà Mau như xe khách, ô tô cá nhân, xe máy hoặc máy bay.
Chặng 2: Từ trung tâm thành phố Cà Mau tới Mũi Cà Mau
Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy để đến Mũi Cà Mau.
– Đường bộ: Bạn có thể đến bến xe Cà Mau và mua vé xe khách đi Đất Mũi với chi phí tham khảo khoảng 140.000 VND/người. Mỗi ngày bến xe sẽ có khoảng 4 chuyến xe khách đi tới Mũi Cà Mau nên bạn cần canh thời gian hợp lý. Ngoài ra, nếu muốn chủ động hơn thì bạn có thể thuê xe máy ở Cà Mau để tự đi đến Đất Mũi.
– Đường thủy: Nếu đi bằng cách này thì bạn cần đến bến xe cao tốc Cà Mau ở số 162 đường Phan Bội Châu, phường 8 rồi mua vé đi Đất Mũi. Giá vé cũng dao động khoảng 140.000 VND/người nên nếu muốn đổi gió thì bạn có thể lựa chọn đi thuyền thay vì xe khách. Bạn sẽ xuống thuyền tại chợ Đất Mũi rồi tiếp tục đi taxi vào Mũi Cà Mau.
2.2 Các địa điểm tham quan tại Mũi Cà Mau
Ngoài thắc mắc Mũi Cà Mau thuộc huyện nào thì các tụ điểm tham quan, vui chơi tại đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ. Sau đây MIA.vn sẽ bật mí các điểm check-in hấp dẫn để bạn tham khảo.
– Mốc tọa độ Quốc gia: Nằm chính giữa Mũi Cà Mau là Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 của Việt Nam. Nơi đây được xây dựng từ năm 1995 mang hình dáng ngôi sao sáu cánh và ở giữa có một lỗ hình vuông chính là tâm của cột mốc. Mốc tọa độ Quốc gia chính là địa điểm được đông đảo người dân thi nhau check-in và chụp ảnh kỷ niệm.
– Cột cờ Hà Nội: Công trình này có ý nghĩa lịch sử và giáo dục truyền thống do chính quyền cùng nhân dân Thủ đô Hà Nội trao tặng cho tỉnh Cà Mau. Đây là một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc và thống nhất non sông trên dải đất hình chữ S thân thương hướng ra biển Đông thiêng liêng.
– Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh: Đây là công trình được xây dựng tại điểm km 2436 của cung đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Con đường này bắt đầu từ tận Pác Bó – Cao Bằng, đi qua 28 tỉnh, thành phố và kết thúc tại điểm cực Nam của Tổ quốc. Công trình bao gồm tượng đài cùng với hai bức phù điêu ở Mũi Cà Mau.
– Đền thờ Lạc Long Quân: Đền thờ Lạc Long Quân cùng tượng Mẹ luôn hướng về biển Đông được xem là một cụm công trình tượng trưng cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta. Hình tượng Mẹ bên cạnh đền thờ Cha Lạc Long Quân tại vùng đất Mũi Cà Mau là sự tri ân của thế hệ con cháu hôm nay đối với tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” và khai hoang, mở mang bờ cõi nước ta.
– Biểu tượng con thuyền: Đây là công trình được xây dựng theo hình dáng một con thuyền màu đỏ với cánh buồm trắng và thu hút rất nhiều bạn trẻ đến để chụp hình lưu niệm. Từ đây, bạn có thể nhìn thấy được đảo Hòn Khoai ở phía xa cũng như toàn cảnh vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
– Rừng ngập mặn Cà Mau: Tại Mũi Cà Mau, hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển rất tươi tốt với các loài thực vật đặc trưng như cây đước, cây bần, cây mắm… khiến bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu và khám phá rất nhiều loài thú, chim muông, cá, bò sát, lưỡng cư… cực kỳ đa dạng đang trú ngụ ở đây.
Với những thông tin mà cẩm nang du lịch ILACA vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi Mũi Cà Mau thuộc huyện nào cùng với các trải nghiệm thú vị tại đây. Vậy thì còn ngần ngại gì mà không rủ hội “cạ cứng” của mình cùng nhau khám phá vùng đất đặc sắc này ngay thôi!
CÔNG TY TNHH & MTV ILACA.
Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, KP.1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
MST/GPKD: 4500667920
Số Điện Thoại: 0888246885 (Điều hành Tour) – 079 79 022 82 (Ms Hằng)
Email: truyenthongcmc@gmail.com
Website: https://ninhthuantravels.com/
Zalo: 0888246685