Thiết Bị Âm Thanh Ánh Sáng Trong Sự Kiện

Qua các bài viết trước của ILACA  , chắc bạn cũng đã phần nào hình dung một hệ thống âm thanh, ánh sáng trong tổ chức sự kiện như tổ chức lễ khai trương, tổ chức lễ khởi công, tổ chức lễ động thổ, tổ chức hội nghị khách hàng …. bao gồm những thiết bị nào. Trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các thiết bị âm thanh, ánh sáng trong tổ chức sự kiện.

Tất cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng đếu được sử dụng cho một mục đích nào đó của chương trình. Việc kết hợp các thiết bị này với nhu một cách hợp lý sẽ giúp chương trình trở nên hoàn hảo hơn.

Bạn hãy xem qua Chương trình Hội nghị Tri ân Khách hàng VIP 2018 “Gắn kết phát triển – Kết nối thành công” của Công ty TNHH MTV Chuyển Phát Nhanh Thuận Phong – J&T Express chi nhánh Hồ Chí Minh. Trong đó, các thiết bị âm thanh, ánh sáng được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm tạo nên tiết mục nghệ thuật đặc sắc như ảo thuật, nhảy đèn led và nhảy nón lá … Chương trình được tổ chức thành công và thu hút sự quan tâm của khách mời tham dự, đây là chương trình do Công ty Tổ chức Sự kiện ILACA   thực hiện.

Sau đây là một số thiết bị âm thanh, ánh sáng thường dùng trong các chương trình sự kiện:

I. Thiết bị âm thanh trong tổ chức sự kiện:

1) Hệ thống phát âm thanh:

Loa Full: là loa chính trong hệ thống âm thanh nó có đủ các dải tần từ thấp (low), trung (mid), cao (high). Loa này có tác dụng thể hiện âm thanh đến tai người nghe một cách trung thực nhất và cũng là loại thiết bị quan trọng nhất.

Loa/Speakers: Là thiết bị dễ nhận ra nhất của hệ thống âm thanh, ánh sáng. Loa có tác dụng truyền tải âm thanh đã qua xử lý đến tai người nghe. Loa chia làm 03 loại cơ bản (ngoài ra còn có nhiều loại khác theo mục đích khác nhau chúng ta sẽ đề cập đến trong các bài viết sau)

Hệ thống phát âm thanh
Hệ thống phát âm thanh

Loa Subwoofer (Subbass): loa siêu trầm , loa này được cắt toàn bộ tần số trung và cao chỉ để tần số thấp có tác dụng hỗ trợ loa Full. Loa trầm giúp tăng hiệu ứng âm thanh làm âm thanh có độ chắc, độ hoà quyện tốt hơn.

Loa Monitor: là loại loa đặc thù hướng về phía người đứng trên sân khấu. Loa này giúp họ nghe được nhạc của bài hát, giọng của bản thân… để điều chỉnh việc trình diễn của mình một cách phù hợp nhất.

2) Thiết bị đầu vào và đầu ra của âm thanh:

Tất cả các thiết bị đầu vào và đầu ra của âm thanh đều qua bàn Mixer để xử lý tín hiệu.

Các thiết bị đầu vào (input): bao gồm microphone, nhạc 3,5mm, laptop, DVD…

Các thiết bị đầu ra (output): ra amply, công suất power, tai nghe, loa….

3) Thiết bị hỗ trợ xử lý tín hiệu:

Bàn điều chỉnh/Mixer – trung tâm của hệ thống âm thanh. Bàn Mixer nói không quá thì chiểm 30% chất lượng của thiết bị. Bạn chỉ cần nhìn vào bàn Mixer có thể đánh giá được hệ thống âm thanh, ánh sáng đạt được level nào. Bàn Mixer có 02 loại chính:

Analog Mixer: bàn cơ công nghệ cũ. Tuy nhiên nếu biết khai thác vẫn vô cùng hiệu quả. Nó đặc biệt ở sự đơn giản và cơ động.

Digital Mixer: bàn số với tín hiệu Digital. Xử lý âm thanh bằng tín hiệu số cho chất lượng vượt trội. Tuy nhiên có đòi kĩ thuật viên phải có tay nghề nhất định mới khai thác được hết khả năng của mình. Hiện nay bàn số đang chiếm ưu thế so với bàn analog.

Trong âm thanh chuyên nghiệp bàn mixer luôn cần các thiết bị đi kèm để hỗ trợ việc xử lý tín hiệu. Tuy nhiên, từ khi có sự xuất hiện của bàn Mixer Digital việc cần thiết có các thiết bị này cũng trở nên ít hơn.

  • Effect: dân dã hơn thường gọi là Echo hay Bộ vang. Bao gồm Revert và Delay cái này giúp âm thanh vang vọng hơn và tăng thêm hiệu ứng cho âm thanh.
  • Com: khống chế tín hiệu và tần số âm thanh ra
  • Crossover: chia tần số
  • Equazlizer: điều chỉnh dải tần âm thanh.

5) Các thiết bị chuyên dụng khác:

Microphone: Đây cũng là một phần vô cùng quan trọng quyết định đến việc tốt hay dở của một hệ thống âm thanh, ánh sáng.

Microphone có tác dụng thu âm thanh của người nói đến bộ nhận và truyền qua dây dẫn đến Mixer để xử lý tín hiệu.

Microphone quan trọng nhất là 2 yếu tố, chất âm thể hiện và sóng của Microphone.

Hiện nay đa phần sử dụng Microphone không dây (Wireless Microphone) trong tất cả các chương trình.

Tủ điện và hệ thống điện: đây cũng là yếu tố mà nhiều người thường xem nhẹ.

Hệ thống điện cần phải thật an toàn và đảm bảo đủ công suất mới giúp thiết bị âm thanh có thể phát huy được hết công suất.

Bạn nên lưu ý đến hệ thống điện trước tiên trong phần setup hệ thống âm thanh, ánh sáng.

Các thiết bị chuyên dụng khác
Các thiết bị chuyên dụng khác

II. Thiết bị ánh sáng trong tổ chức sự kiện:

Về cơ bản thiết bị ánh sáng chia thành 02 loại:

  • Ánh sáng để chiếu sáng.
  • Ánh sáng để tạo hiệu ứng.

Ngoài ra còn các các thiết bị phụ trợ như máy tạo khói, máy bắn bong bóng, máy bắn pháo…

Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các thiết bị:

1. Thiết bị ánh sáng để chiếu sáng:

  1. Đèn chiếu nhiệt độ 3200:

Là loại đèn được thiết kế để cho ra ánh sáng gần giống với ánh sáng mặt trời nhất. Loại đèn này có công dụng chính là chiếu sáng sân khấu giúp tôn lên ngoại hình của người trình diễn và hỗ trợ cho việc chụp ảnh.

Đèn Halogen, Metal: sử dụng cho sân khấu nhỏ và vừa, không điều chỉnh được bật tắt chỉ để làm sáng sân khấu.

Đèn Par64: là đèn chiếu sáng chính cho sân khấu. Có thể điều chỉnh được bằng bàn Mixer DMX.

Ngoài ra còn có loại đèn chuyên dụng để cắt tia sáng và phục vụ mục đích đặc biệt: Profile, Fresnel…

  1. Đèn Follow

Là đèn chiếu theo ca sĩ, hay người đứng trên sân khấu làm họ nổi bật hơn. Đèn này cần 01 người đứng để điều khiển.

2. Thiết bị ánh sáng để tạo hiệu ứng:

Đèn Par LED: ngày nay với sự phát triển của công nghệ LED đèn này trở nên vô cùng phổ biến nhờ tính cơ động và hiệu ứng của nó. Đèn có 3 màu RGBs có thể điều khiển linh hoạt bằng bàn DMX giúp tạo nhiều hiệu ứng sinh động.

Đèn Moving Head: Là loại đèn mắt trâu có khả năng quay, tạo tia trên sân khấu. Loại đèn này thường xuất hiện ở sân khấu chuyên nghiệp

Thiết bị ánh sáng để tạo hiệu ứng
Thiết bị ánh sáng để tạo hiệu ứng

Một biến thể của Moving Head là Moving Beam: với độ sáng cực cao dùng để thể hiện tia sáng tạo điểm nhấn cho sân khấu.

3. Thiết bị phụ trợ:

Máy tạo khói (sương): giúp tạo khói mờ trên sân khấu đem lại hiệu ứng cao nhất cho đèn.

Máy khói nặng (khói Nitro): rất đắt tiền chỉ dùng khi cần tạọ hiệu ứng phức tạp.

Ngoài ra còn rất nhiều thiết bị khác mà chúng tôi xin phép được đề cập đến trong những bài viết sau.

Nếu bạn cần tư vấn cho chương trình của mình có thể tham khảo thêm tại website: https://ILACA .vn/

Hoặc gọi đến số Hotline: 19008991 – 0888.246.685 chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn ngay cả khi bạn không sử dụng dịch vụ của ILACA .

CÔNG TY TNHH MTV ILACA.

Trụ sở: 08 Nguyễn Tri Phương, K.K1, P. Mỹ Bình, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

Số Điện Thoại: 19008991 – 0888.246.685 (Điều hành Tour)

Email: infoilacatravel@gmail.com

Website: https://ninhthuantravels.com/

Zalo:0888.246.685 (ILACA)